Các chuyên ngành đào tạo của Khoa Nhà nước pháp luật

I. Hệ đào tạo Đại học Hành chính chuyên ngành Thanh tra

1.1. Giới thiệu chung

Thanh tra, kiểm tra là một hoạt động bắt buộc trong quản lý hành chính nhà nước. Tuy nhiên, nguồn nhân lực làm công tác thanh tra, kiểm tra còn thiếu hụt những kiến thức, kỹ năng có tính hệ thống, chuyên nghiệp, hiện đại.

Học viện Hành chính Quốc gia là cơ sở đầu tiên và duy nhất trên cả nước hiện nay đào tạo chính quy bài bản về khoa học thanh tra. Khoa Nhà nước và Pháp luật được Giám đốc Học viện giao đảm trách nghiên cứu, giảng dạy các môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành thanh tra.

Tính đến thời điểm hiện nay, đã có 5 Khoá cử nhân Đại học Hành chính hệ chính quy chuyên ngành thanh tra đã tốt nghiệp với tổng số hơn 600 sinh viên, nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đang công tác tại các cơ quan thanh tra nhà nước.

1.2. Đối tượng đào tạo

  • Các sinh viên trúng tuyển Đại học hành chính học tại Học viện Hành chính Quốc gia.
  • Có nguyện vọng theo học chuyên ngành thanh tra.

1.3. Mục tiêu đào tạo

  • Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Hành chính học, kiến thức chuyên sâu về Thanh tra, kỹ năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chuyên viên trong lĩnh vực thanh tra.
  • Sau khóa học, sinh viên có khả năng:
    • Hiểu được nguyên lý, cơ sở khoa học, pháp lý cơ bản về thanh tra.
    • Xem xét giải quyết các vấn đề liên quan đến thanh tra trong Quản lý hành chính nhà nước.
    • Có khả năng vận dụng được những tri thức đã học để tham gia vào các hoạt động thanh tra.

1.4. Chương trình đào tạo

Các môn học thuộc kiến thức chung và các môn học thuộc chuyên ngành Thanh tra bao gồm:

  • Môn chuyên ngành bắt buộc:
    • Lý luận và pháp luật về thanh tra (3 ĐVHT)
    • Quy trình, nghiệp vụ thanh tra (4 ĐVHT)
    • Thanh tra xây dựng (3 ĐVHT)
    • Thanh tra tài chính (3 ĐVHT)
    • Thanh tra tài nguyên môi trường ( 2 ĐVHT)
    • Thanh tra văn hóa (2 ĐVHT)
    • Thanh tra giáo dục, y tế ( 2 ĐVHT)
    • Thanh tra công vụ (2 ĐVHT)
  • Các môn tự chọn:
    • Tài phán hành chính (2 ĐVHT)
    • Cưỡng chế hành chính nhà nước (2 ĐVHT)
    • Giao tiếp trong thanh tra (2 ĐVHT)
    • Pháp luật về tội phạm chức vụ, tội phạm kinh tế (4 ĐVHT)

1.5. Các chương trình hỗ trợ

Sinh viên được học tập và nghiên cứu các kiến thức, kỹ năng liên quan đến:

  • Khoa học hành chính;
  • Khoa học luật;
  • Khoa học quản lý;
  • Kỹ năng thanh tra.

Ngoài ra sinh viên còn được tham gia các Hội thảo khoa học trong nước và quốc tế, các buổi tọa đàm, tham luận, tham quan thực tế và các hoạt động ngoại khóa,… liên quan đến hoạt động pháp lý và thanh tra.

Chương trình đào tạo có sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu từ Thanh tra Chính phủ; Thanh tra Bộ, ngành Trung ương, Thanh tra Sở, ngành trên địa bàn thành phố Hà Nội

image011

LỄ TRAO BẰNG TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN CHUYÊN NGÀNH THANH TRA

II. Hệ đào tạo Cao học Luật chuyên ngành Luật Hiến pháp – Hành chính.

Giới thiệu chung

Nhằm đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực có trình độ, chuyên môn cao trong lĩnh vực luật học phục vụ hoạt động của các tổ chức nhà nước, xã hội, đồng thời đa dạng hoá ngành đào tạo sau đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đồng ý cho Học viện Hành chính Quốc gia tuyển sinh đào tạo và cấp bằng Thạc sỹ chuyên ngành Luật Hiến pháp – Hành chính.

Năm 2015 là thời điểm đánh dấu bước phát triển mới trong công tác đào tạo sau đại học của Học viện với tổng số 60 học viên cao học Luật Hiến pháp – Hành chính trúng tuyển, chia thành 02 lớp tại cơ sở Hà Nội và Phân viện Tây Nguyên. Khoa Nhà nước và Pháp luật được Giám đốc Học viện giao đảm nhiệm xây dựng, nghiên cứu, giảng dạy hệ thống môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành đối với các lớp cao học Luật Hiến pháp – Hành chính

2.2. Đối tượng đào tạo

Tất cả cá nhân có nguyện vọng học tập và đáp ứng đủ điều kiện, yêu cầu theo quy chế tuyển sinh sau đại học của Học viện Hành chính Quốc gia.

2.3. Mục tiêu đào tạo

  • Cung cấp cho học viên những kiến thức chuyên sâu về luật học nói chung, luật hành chính, luật hiến pháp nói riêng.
  • Sau khóa học, học viên có khả năng:
    • Trình độ, kiến thức chuyên môn về khoa học luật hiến pháp và luật hành chính được nâng cao
    • Có khả năng vận dụng được những tri thức đã học để tham gia vào các hoạt động nghề nghiệp yêu cầu người có trình độ cao về luật học.

2.4. Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo bao gồm 48 tín chỉ, trong đó:

2.4.1. Phần kiến thức chung, 3 học phần, 10 tín chỉ:

– Triết học (4 tín chỉ)

– Ngoại ngữ (4 tín chỉ)

– Phương pháp nghiên cứu khoa học (2 tín chỉ)

2.4.2. Phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành, 14 học phần:

– Khối kiến thức cơ sở: 6 học phần

+ Những vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật (bắt buộc)

+ Những vấn đề cơ bản về Luật Hiến pháp (bắt buộc)

+ Những vấn đề cơ bản về Luật Hành chính (bắt buộc)

+ Lý luận về quản lý công (bắt buộc)

+ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tự chọn)

+ Chế độ bảo hiến (tự chọn)

+ Pháp luật hành chính trong xu thế chuyển đổi của nền hành chính nhà nước(tự chọn)

+ Pháp luật về phân công, phân cấp trong quản lý hành chính nhà nước (tự chọn)

– Khối kiến thức chuyên ngành: 8 học phần

+ Quyền con người và quyền công dân (bắt buộc)

+ Tổ chức thực hiện quyền hành pháp (bắt buộc)

+ Pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương (bắt buộc)

+ Pháp luật về công vụ, công chức (bắt buộc)

+ Những vấn đề cơ bản về kiểm soát quyền lực nhà nước (bắt buộc)

+ Luật Hiến pháp so sánh (tự chọn)

+ Luật Hành chính so sánh (tự chọn)

+ Cưỡng chế hành chính nhà nước (tự chọn)

+ Những vấn đề cơ bản về quyết định hành chính nhà nước (tự chọn)

+ Tài phán hành chính (tự chọn)

+ Pháp luật về phòng, chống tham nhũng (tự chọn)

+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo (tự chọn)

+ Thủ tục hành chính (tự chọn).

2.5. Các chương trình hỗ trợ

Học viên được học tập và nghiên cứu các kiến thức, kỹ năng ở mức chuyên sâu liên quan đến:

  • Khoa học hành chính
  • Khoa học luật
  • Khoa học quản lý

Ngoài ra học viên còn được tham gia các Hội thảo khoa học trong nước và quốc tế, các buổi tọa đàm, tham luận, tham quan thực tế và các hoạt động ngoại khóa,… liên quan đến khoa học pháp lý, hoạt động pháp lý, khoa học hành chính nhà nước.

Chương trình đào tạo có sự tham gia của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, học giả, người làm công tác thực tiễn liên quan đến nội dung đào tạo của hệ thống học phần

Comments are closed.