Hội nghị EROPA – 2014 tiến hành các phiên Hội thảo (ngày 21/10/2014)

Ngày 21/10/2014, thực hiện chương trình làm việc trong khuôn khổ Hội nghị EROPA -2014, các phiên hội thảo đã được tiến hành tại 3 phòng họp của Trung tâm Hội nghị Quốc gia.

Ba tiểu chủ đề được tiến hành tại 3 phòng họp, gồm: “Các vấn đề chuyên môn và thách thức của nền hành chính công trong bối cảnh hội nhập khu vực và toàn cầu”; “Các phương thức quản trị trong bối cảnh các xã hội được kết nối” “Cải cách khu vực công và đổi mới trong các xã hội hội nhập”.

Tiểu chủ đề 1 do PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hải, TS. Nguyễn Ngọc Hiếu và ThS. Malu Barcillano điều hành với nội dung “Các vấn đề chuyên môn và thách thức của nền hành chính công trong bối cảnh hội nhập khu vực và toàn cầu”.

Tiểu chủ đề này có 60 đại biểu đến dự.

Sáu diễn giả đến từ các quốc gia: Canada, Philippines, Thailand, Việt Nam…, các tham luận tập trung vào những nội dung, như: “Đánh giá quản trị địa phương của các đơn vị chính quyền địa phương tỉnh Camarines Sur, khu vực V, Philippines” của diễn giả Malu Barcillano; “Cải thiện chất lượng và đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ trong 4 lĩnh vực dịch vụ công chủ yếu thông qua nghiên cứu tổng hợp: Sử dụng sáng kiến nghiên cứu so sánh giữa hai nước Indonesia và Canada để xây dựng khuôn khổ nhằm tăng cường tiêu chuẩn dịch vụ côngcủa hai diễn giảRobert MarkGilbert, Đại học Tổng hợp Dalhousie University, Canada vàUntungSubagio. IPDN, Indonesia; “Thách thức của Chính phủ Việt Nam trong quản lý chi tiêu công” của diễn giả Lê Chi Mai, Học viện Hành chính Quốc gia Việt Nam; “Quản trị tốt và văn hóa công vụ” của diễn giả Đoàn Văn Dũng, Học viện Hành chính Quốc gia; “Từ hành chính truyền thống đến quản trị tốt: Thay đổi và thách thức đối với quản lý công chức ở Việt  Nam” của  diễn giả Nguyễn Thị Hồng Hải  và ThS. Hoàng Vĩnh Giang, Học viện Hành chính Quốc gia và Nguyên nhân và hệ quả của các chi phí thuế: Nghiên cứu tình huống về sáng kiến tiết kiệm lương hưu ở Thái Lan” của diễn giả Chatpong Watanajiraj.

IMG_1189GS. Robert Mark Gilbert trình bày tham luận tại phiên Hội thảo

IMG_1196

PGS.TS. Lê Chi Mai trình bày tham luận tại phiên Hội thảo

IMG_1201

Các đại biểu đặt câu hỏi cho các tham luận

Phiên làm việc buổi chiều do TS. Danilo Reyes và PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hải điều hành. Tiểu chủ đề 1 tiếp tục làm việc với 5 tham luận của các diễn giả đến từ: Việt Nam, Indonesia, Philippines…

Lần lượt các tham luận là: “Đánh giá thi tuyển cạnh tranh cho việc tuyển dụng lựa chọn và bổ nhiệm chức danh lãnh đạo tại Đà Nẵng bằng mô hình phương trình cấu trúc” của các tác giả PGS.TS. Thái Thanh Hà và TS. Lê Như Thanh, Tham luận do PGS.TS. Thái Thanh Hà trình bày; “Cải cách bộ máy hành chính để giải quyết mâu thuẫn quốc tế và địa phương ở Indonesia: Một hành trình dài hơi hướng tới chính phủ ở đẳng cấp quốc tế” của  diễn giả Muhamad Iman AlfieSyarien; “Sự năng động của các tổ chức siêu quốc gia và nhà nước: Các vấn đề và thách thức đối với hành chính công” của GS. Danilo Reyes; “Hành vi tố cáo: Những thách thức về đạo đức trong các tổ chức khu vực công ở Indonesia” của Ilham Nurhidayat và “Quản trị địa phương – Cách tiếp cận mới trong xây dựng chính quyền địa phương ở Việt Nam” của 2 tác giả là PGS.TS. Nguyễn Hữu Hải và ThS. Đào Thị Thanh Thuỷ.

IMG_1205Các diễn giả chụp ảnh tại buổi Hội thảo

Các đại biểu tham dự đưa ra nhiều câu hỏi cũng như thắc mắc về nội dung các tham luận: làm thế nào để đưa ra chính sách nhằm quản trị địa phương hiệu quả? đạo đức công vụ được thực thi như thế nào?…

Sau mỗi tham luận, các đại biểu đã đưa ra những câu hỏi xoay quanh vấn đề mà các diễn giả đã trình bày. Phần thảo luận đã góp phần làm rõ các nội dung: cung cấp dịch vụ công, văn hóa công, quản trị công tại các quốc gia… từ những thực tiễn đưa ra những đánh giá cũng như đề xuất các chính sách nhằm tối ưu hóa quản trị công, dịch vụ công của các nước.

Tiểu chủ đề 2 thảo luận với nội dung: “Các phương thức quản trị trong bối cảnh các xã hội được kết nối”, dưới sự điều hành của PGS.TS. Thái Thanh Hà, TS. Crescenchio Velasco và TS. Agustin Guinid.

Tiểu chủ đề này đã thu hút hơn 40 đại biểu đến tham dự.

Các tham luận tập trung vào các nội dung: “Tác động của các kinh nghiệm xử lý thảm họa động đất khác nhau tại miền đông bắc Nhật Bản đến niềm tin của người dân đối với chính quyền địa phương” của PGS. Reiko Arami – Khoa Luật, Đại học Nagoya, Nhật Bản;

IMG_7299GS. Reiko Arami trình bày tham luận tại phiên Hội thảo

“Tìm hiểu việc vận dụng hệ thống kiến thức và thông lệ bản địa (IKSPs) trong việc bảo tồn hệ sinh thái: Trường hợp phát triển và quản lý rừng địa phương của các dân tộc thiểu số (IPs) ở phía Bắc Philippines” của ông Eduardo Bagtang – Giám đốc Trường Chính phủ Kalinga-Apayao, Philippines;

“Phân cấp để tạo niềm tin của công chúng trong các xung đột khó giải quyết: Tình huống nghiên cứu về Quyết định lựa chọn địa điểm xây dựng trạm xử lý chất thải hạt nhân ở Hàn Quốc” của GS. Choi Heungsuk, Đại học Hàn Quốc;

“Tuân thủ và thực hiện hiệu quả những hiệp định đa phương về môi trường: Nhìn lại vấn đề ô nhiễm khói bụi xuyên quốc gia ở khu vực ASEAN” của Ông Ebinezer Florana, Trung tâm Chính sách và điều hành phát triển, Trường Hành chính và Quản trị công Quốc gia Philippines;

“Những thách thức quan hệ liên chính phủ trong phát triển khu vực biên giới Indonesia: Những trở ngại đối với hội nhập phát triển kinh tế ASEAN” do Ông Meita Ahadiyati Karrtikaningsih, Giám sát chương trình và chuyên gia đánh giá, Học viện Hành chính Quốc gia Indonesia trình bày đã làm rõ vai trò và trách nhiệm của nhà nước, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người dân trong cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hành chính công và quản trị công trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, đặc biệt là ở những quốc gia đang phát triển.

“Mô hình đầu tư cơ sở hạ tầng khí đốt tự nhiên: Quan điểm so sánh giữa Australia và Thụy Điển” của GS. Jose Alberto Hernandez – Viện Quản trị ANZSOG, Đại học Canberra;

IMG_7387GS. Jose Alberto Hernandez trình bày tham luận 

IMG_7394

Đại biểu đặt câu hỏi cho các tham luận

Buổi chiều, ở tiểu chủ đề 2 gồm có 5 diễn giả đến từ các quốc gia Hàn Quốc, Nhật Bản và Philippines. Mở đầu, là tham luận của PGS. Hyun Joon Kim – Khoa Hành chính học, Hàn Quốc với nội dung “Có phải cuộc chiến giữa các thế hệ là có thật? Phân tích những khác biệt liên thế hệ về việc sẵn lòng chi trả các dịch vụ phúc lợi xã hội cho người già và trẻ nhỏ”.

Tiếp theo là các tham luận: “Cảm nhận về rủi ro, sở thích du lịch và phong cách du khách tại các điểm du lịch được lựa chọn ở Nueva Valencia, Guimaras, Philppines: Căn cứ cho hoạch định chính sách” của Jonel Lanada – giảng viên, khoa Khoa học xã hội, Đại học miền Tây Philippines; “Mô hình hợp tác thông qua những hoạt động tự nguyện ở các nước ASEAN” của GS. Cristina Salvosa – Đại học Nueva Vizcaya, Philippines; “Những phản ứng toàn cầu và địa phương đối với tình trạng biến đổi khí hậu và tác động của nó về mặt kinh tế – xã hội” của ông Kazuyuki Sasaki – Trợ lý cao cấp GS, khoa Sau đại học Đại học Meiji, Nhật Bản. Tham luận cuối trong ngày làm việc là của các tác giả: Zosima Sison, Madlyn Tingco và Raquel Pambid – Khoa Hành chính công, Trường Đại học quốc gia Pangasinan, khu Bayambang, Philippines với chủ đề “Nhận thức của nạn nhân bão Ondoy về việc thực thi hệ thống quản lý giảm bớt nguy cơ thảm họa ở Quận 3 của Pangasina”.

IMG_7534Các đại biểu của tiểu chủ đề 2 chụp hình lưu niệm

Từ thực tiễn và kinh nghiệm của các nước trong việc quản lý các lĩnh vực cụ thể trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội, các đại biểu, các diễn giả, nhà khoa học đã trình bày tại phiên thảo luận là một kênh thông tin hữu ích để các cơ quan, tổ chức, các trường, học viện, viện nghiên cứu về hành chính công và quản trị công của các nước thành viên EROPA cũng như trên thế giới tham khảo và học hỏi; từ đó tham mưu, đề xuất các chính sách cho chính phủ các nước trong quản trị quốc gia một cách hiệu quả và thông suốt.

Tiểu chủ đề 3 do TS. Ngô Thành Can và TS. Jocelyn Curesma chủ trì với nội dung: “Cải cách khu vực công và đổi mới trong các xã hội hội nhập”.

Tiểu chủ đề này có hơn 40 đại biểu tham dự.

Diễn giả buổi sáng, gồm có: bà Pratiwi – nghiên cứu viên Trung tâm Nghiên cứu, Giáo dục đào tạo Học viện hành chính Philippines; ông Yamato Ogawa – Trợ lý Giám đốc/Nghiên cứu viên phòng nghiên cứu Trường tự quản địa phương Nhật Bản; ông Jeffrey Ballaret – Giảng viên Khoa Khoa học Xã hội, Đại học Miền Tây bang Visayas Philippines.

Với chủ đề, “Mô hình chính quyền điện tử tại địa phương ở Indonesia: Thách thức và cải tiến”, bà Pratiwi đã đưa ra những thách thức về thực hiện chính phủ điện tử tại Indonesia, về cơ sở hạ tầng, trình độ dân trí… và những cơ hội trong thực thi chính phủ điện tử, qua đó giúp đơn giản hóa hoạt động của chính quyền, rút ngắn thời gian, mang lại sự tiện lợi cho người dân và chính quyền.

Trong chủ đề “Thách đức đối với hệ thống đào tạo công chức địa phương ở Nhật Bản trong quá trình phân cấp”, ông Yamato Ogawa đưa ra những thông tin về hoạt động đào tạo của địa phương của Nhật Bản, với những đánh giá về hiệu quả thực hiên cụ thể qua các năm. So sánh các địa phương trong các loại hình đào tạo cán bộ cho bộ máy, việc đưa các công việc trước đây của chính quyền cấp cao, về chính quyền địa phương và được áp dụng rộng rãi, nhờ có sự hỗ trợ đắc lực của chính phủ điện tử đã giúp đơn giản hóa công việc của công chức tại địa phương.

_MG_1954Diễn giả Yamato Ogawa trình bày bài tham luận tại phiên họp

          Ông Jeffrey Ballaret đã trình bày chủ đề: “Các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ tham chính của Hội đồng thanh niên (Sangguniang Kabataan) tại Duenas, Iloilo, Philippines”. Nội dung chủ đề gồm nhiều nghiên cứu, đánh giá của diễn giả về những yếu tố ảnh hưởng, như: tuổi tác, giới tính, thu nhập, quan điểm của gia đình, ảnh hưởng của cha mẹ, bạn bè,… và sự ảnh hưởng lớn nhất từ quan điểm của họ tới sự tham gia của thanh niên vào các hoạt động chính trị, dân sự. Những chính sách của Chính phủ giúp thanh niên cảm thấy có trách nhiệm và tham gia nhiều hơn vào hoạt động chính trị, dân sự.

Buổi chiều, ông Andy Al Fatih đã trình bày tham luận với nội dung: “Văn hóa tổ chức – Thách thức về hội nhập khu vực và toàn cầu (nghiên cứu so sánh giữa Phòng cấp Giấy phép tích hợp và Phòng Công nghiệp, Thương mại, và Hợp tác thành phố Palembang, Indonesia)”. Nghiên cứu được thực hiện ở hai phòng này vì đólà nơi cung cấp dịch vụ công cho người dân và được chính phủ cấp kinh phí. Vì vậy, họ cần phải có trở thành hình mẫu trên nhiều phương diện.

TS. Etin Indrayani, “Sử dụng truyền thông xã hội trong quá trình giải quyết các vấn đề phát triển (nghiên cứu của chính quyền địa phương tại thành phố Bandung)”. Bài trình bày truyền thông xã hội mà cụ thể là thị trấn Bandung, theo thống kê năm 2012 thành phố đứng thứ 6 trong 20 thành phố đăng tải lên twister nhiều nhất. Ngày càng nhiều người sử dụng nhiều thiết bị kết nối bằng tay để tham gia vào truyền thông xã hội ở Bandung. Qua đó những cộng đồng về thanh niên, hoạt động xanh… được thành lập trên twister với nhiều mục đích khác nhau. Bên cạnh đó chính quyền thành phố Bandung đã thành lập các nhóm như nhóm về vệ sinh, giao thông, lụt lội… để giải quyết các vấn đề để giải quyết những công việc, vấn đề cụ thể được người dân đưa lên mạng xã hội. Truyền thông xã hội cũng tham gia kiểm tra chéo trong hoạt động của chính phủ, nhóm.

Ông Andy Al Fatih trình bày: “Xây dựng chương trình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp phù hợp với tình hình thực tế – bài học từ Indonesia”. Nhiều doanh nghiệp của Indonesia đặc biệt là các doanh nghiệp khai thác tài nguyên sử dụng rất ít lợi nhuận của mình cho các vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, mà phần lớn các chương trình họ thực hiện gắn với mục đích chính trị riêng của họ. Từ đó có thể thấy, chính phủ cần phải có các quy định cụ thể trong vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, với những quy định riêng, bắt buộc đối với doanh nghiệp.

Ông Mocamad Macasayon với chủ đề“Quản lý Dịch vụ y tế lưu động vì chất lượng cuộc sống”. Đảm bảo những yêu cầu cơ bản của người dân mà lãnh đạo các nước phải có trách nhiệm để bảo đảm cuộc sống của người dân. Từ những nghiên cứu, diễn giả đã có những khuyến nghị nhằm thực hiện tốt được chương trình: lập kế hoạch triển khai, tổ chức do chính quyền địa phương thực hiện, tìm nguồn hỗ trợ từ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, chính phủ. Y tế di động hướng tới khu vực bị thiên tai, vùng sâu vùng xa.

_MG_2660Các đại biểu của tiểu chủ đề 3 chụp ảnh lưu niệm

Các phiên hội thảo tiếp theo sẽ diễn ra trong ngày 22/10.

 

Comments are closed.