Ban Quản lý bồi dưỡng

Tập thể viên chức và người lao động Ban Quản lý bồi dưỡng

Tập thể viên chức và người lao động Ban Quản lý bồi dưỡng

I. THÀNH LẬP:

– Trường Hành chính được thành lập ngày 29/5/1959 thực hiện chức năng, nhiệm vụ huấn luyện cán bộ chính quyền. Sau khi được thành lập Trường đã có bộ phận làm công tác quản lý lớp bồi dưỡng gọi là Ban Giáo vụ và đến năm 1999 vẫn có tên là Ban Giáo vụ.

– Từ năm 1999 – 2002: Ban Giáo vụ được đổi thành Ban Đào tạo – Bồi dưỡng, bao gồm: Phòng Quản lý bồi dưỡng và quan hệ các trường; Phòng Quản lý đào tạo; Phòng Quản lý sau đại học.

– Từ năm 2002 đến tháng 6/2012: Phòng Quản lý bồi dưỡng và quan hệ các trường cùng bộ phận quản lý đào tạo đại học tại chức được tách ra từ Ban Đào tạo – Bồi dưỡng và thành lập Khoa ĐTBD công chức và tại chức (theo Quyết định số 659/QĐ/HCQG- TCCB ngày 18/10/2002 của Giám đốc Học viện).

– Từ tháng 7/2012 phòng Đào tạo tại chức chuyển vào Ban Đào tạo.

– Từ tháng 01/2018 đến nay: theo Quyết định số 05/2018/QĐ-TTg ngày 23/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Hành chính Quốc gia, Khoa ĐTBD công chức và tại chức đổi tên là Ban Quản lý bồi dưỡng theo quy định Quyết định số 1187/QĐ-HCQG ngày 11/4/2018 của Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia.

– Từ tháng 7/2018 tiếp nhận phòng Quản lý đào tạo và phát triển nhân lực vào Ban Quản lý bồi dưỡng.

II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ:

Ban Quản lý bồi dưỡng có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn sau:

1. Về xây dựng kế hoạch bồi dưỡng

a) Chủ trì xây dựng kế hoạch bồi dưỡng của Học viện;

b) Chủ trì, tham gia nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đánh giá nhu cầu, chất lượng bồi dưỡng CBCCVC của các cơ quan, tổ chức, đơn vị khi được giao.

2. Về công tác bồi dưỡng, giúp Giám đốc Học viện

a) Tổ chức bồi dưỡng kiến thức QLNN trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý; bồi dưỡng kiến thức QLNN theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, vị trí việc làm;

b) Tổ chức bồi dưỡng năng lực, kiến thức và kỹ năng lãnh đạo, quản lý theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo quản lý;

c) Tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật về hành chính, QLNN cho đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp;

d) Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, khả năng ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại trong QLNN cho CBCCVC;

đ) Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ theo tiêu chuẩn của ngành Nội vụ; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho CBCCVC về chuyên ngành, lĩnh vực công tác thuộc phạm vi QLNN của Bộ Nội vụ;

e) Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho CBCCVC làm công tác thi đua, khen thưởng, công tác tôn giáo;

g) Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ quản trị hành chính; bồi dưỡng viên chức theo hạng và chức danh nghề nghiệp; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng QLNN cho CBCCVC trong diện quy hoạch từ cấp huyện và tương đương trở lên do cấp có thẩm quyền giao;

h) Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng QLNN; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ QLNN cho CBCC cấp xã và các đối tượng khác do cấp có thẩm quyền giao;

i) Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng hành chính, QLNN cho CBCCVC trong đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị – xã hội, người lãnh đạo, quản lý, và đối tượng khác trong doanh nghiệp nhà nước;

k) Tổ chức bồi dưỡng về hành chính, QLNN, chính sách công và phương pháp giảng dạy cho đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên ở các cơ sở ĐTBD CBCCVC và các đối tượng khác;

l) Phối hợp trong hợp tác quốc tế về bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hành chính và QLNN theo quy định của pháp luật và của Học viện.

3. Về xây dựng chương trình bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học

a) Chủ trì xây dựng chương trình bồi dưỡng mới theo phân công của Giám đốc Học viện;

b) Chủ trì, tham mưu điều chỉnh nội dung, kết cấu, thời lượng của các chương trình bồi dưỡng;

c) Phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng, chỉnh sửa, bổ sung chương trình bồi dưỡng theo nhu cầu của cơ quan, tổ chức;

d) Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu khoa học, xây dựng các dự án, đề án về lĩnh vực bồi dưỡng khi được giao.

4. Giúp Giám đốc Học viện

a) Chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan xây dựng các quy định về công tác bồi dưỡng của Học viện; thống nhất quản lý và hướng dẫn thực hiện các quy định về bồi dưỡng trong Học viện;

b) Hướng dẫn các đơn vị tổ chức triển khai các chương trình bồi dưỡng;

c) Tổng hợp đề xuất của các đơn vị chuyên môn về danh sách giảng viên tham gia giảng dạy các loại hình bồi dưỡng trình Giám đốc Học viện quyết định; chủ trì, phối hợp xây dựng lịch giảng, kiểm tra lịch giảng lớp bồi dưỡng; phối hợp với đơn vị chuyên môn thẩm định năng lực giảng viên thỉnh giảng các chương trình bồi dưỡng;

d) Quản lý học viên các lớp bồi dưỡng theo Quy chế bồi dưỡng của Học viện;

đ) Tư vấn, cung cấp các dịch vụ công liên quan đến bồi dưỡng CBCCVC và các đối tượng khác khi được giao.

5. Phối hợp với các đơn vị liên quan quản lý chứng chỉ các chương trình bồi dưỡng.

6. Quản lý viên chức, người lao động, tài sản được giao theo quy định của Nhà nước và của Học viện.

7. Tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng theo kế hoạch và thống kê, tổng hợp, báo cáo tình hình và kết quả bồi dưỡng theo quy định.

8. Tham gia xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch, quy chế của Học viện và các văn bản khác khi được Giám đốc Học viện giao.

9. Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, quản lý và lưu trữ hồ sơ của Ban theo quy định.

10. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Học viện giao.

11. Tiếp tục quản lý hoạt động đào tạo đại học được giao về cho Ban quản lý bồi dưỡng.

III. CƠ CẤU TỔ CHỨC:

Tổng số viên chức, người lao động: 62 người, trong đó có: 3 tiến sỹ, 52 thạc sỹ và 7 cử nhân.

1.  Lãnh đạo Ban

Tung H Thuy H Hung H

Trưởng ban

TS. Bùi Huy Tùng

Phó trưởng ban

ThS. Lê Phương Thúy

Phó trưởng ban

ThS. Tống Đăng Hưng

2. Các phòng chuyên môn

2.1. Phòng Quản lý bồi dưỡng theo ngạch và vị trí việc làm

– Quyền Trưởng phòng: ThS. Vương Thanh Thủy

Tập thể viên chức và người lao động Phòng QLBD theo Ngạch và vị trí việc làm

Tập thể viên chức và người lao động Phòng QLBD theo Ngạch và vị trí việc làm

2.2. Phòng Quản lý bồi dưỡng theo chức vụ lãnh đạo, quản lý

– Trưởng phòng: ThS. Giang Thanh Nghị.

– Phó trưởng phòng: ThS. Nguyễn Thị Tâm

Tập thể viên chức và người lao động Phòng QLBD theo chức vụ lãnh đạo quản lý

Tập thể viên chức và người lao động Phòng QLBD theo chức vụ lãnh đạo quản lý

2.3. Phòng Quản lý bồi dưỡng hành chính doanh nghiệp

– Trưởng phòng: ThS. Trần Quang Trung

Tập thể viên chức và người lao động Phòng QLBD Hành chính doanh nghiệp

Tập thể viên chức và người lao động Phòng QLBD Hành chính doanh nghiệp

2.4. Phòng Kế hoạch tổng hợp

– Trưởng phòng: TS. Nguyễn Quốc Tuấn.

–  Phó trưởng phòng: ThS. Bùi Văn Hà

Tập thể viên chức Phòng Kế hoạch tổng hợp

Tập thể viên chức Phòng Kế hoạch tổng hợp

2.5. Phòng Quản lý đào tạo và Phát triển nhân lực hành chính

– Phụ trách, điều hành phòng: ThS. Phan Thị Thanh Hương

– Phó Trưởng phòng: ThS. Lý Thị Kim Bình

– Phó Trưởng phòng: ThS. Trương Đỗ Quyên

Tập thể viên chức và người lao động Phòng Quản lý đào tạo và Phát triển nhân lực hành chính

Tập thể viên chức và người lao động Phòng Quản lý đào tạo và Phát triển nhân lực hành chính

IV. TỔ CÔNG ĐOÀN, NỮ CÔNG

1. Tổ Công đoàn

– Tổ Công đoàn Ban Quản lý bồi dưỡng bao gồm 62 công đoàn viên. Trong đó có 02 ủy viên thường vụ Công đoàn Học viện Hành chính Quốc gia.

– Tổ trưởng công đoàn: Đ/c Giang Thanh Nghị

– Tổ phó công đoàn: Đ/c Lê Trọng Kiên

Đ/c Phan Thị Thanh Hương

Đ/c Nguyễn Thị Hải Duyên

2. Tổ Nữ công

– Tổ nữ công Ban Quản lý bồi dưỡng bao gồm 39 viên chức, người lao động nữ

– Tổ trưởng nữ công: Đ/c Phan Thị Thanh Hương

– Tổ phó nữ công: Đ/c Nguyễn Thị Tuyết Dịu

Đ/c Nguyễn Thị Nga

Đ/c Đào Thị Oanh

V. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU

– Xây dựng trình Giám đốc Học viện kế hoạch bồi dưỡng, quy chế học tập, quy chế quản lý hoạt động bồi dưỡng, tiêu chuẩn giảng viên giảng các lớp bồi dưỡng và hướng dẫn các đơn vị thực hiện các chương trình bồi dưỡng;

– Tổ chức Bồi dưỡng kiến thức QLNN ngạch chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp;

– Tổ chức bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp huyện, cấp phòng;

– Tổ chức bồi dưỡng phương pháp sư phạm và nâng cao năng lực cho giảng viên QLNN;

– Tổ chức bồi dưỡng năng lực cho Chủ tịch, Phó chủ tịch cấp xã của thành phố Hà Nội.

– Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho CBCCVC làm công tác thi đua, khen thưởng, công tác tôn giáo;

– Tham gia nghiên cứu khoa học, điều tra, khảo sát, đánh giá nhu cầu, xây dựng đề án với các địa phương;

– Tổ chức đào tạo và quản lý các lớp đại học chính quy và vừa học vừa làm.

VI. THÀNH TÍCH TIÊU BIỂU

– Năm 2014, được nhận danh hiệu “Tập thể có thành tích trong quá trình công tác góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển Học viện Hành chính giai đoạn 2009 – 2014”.

– Năm 2016, danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc năm 2016”.

– Năm 2017, đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2017.

– Năm 2018, đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ và Tập thể Lao động tiến tiến.

VII. PHƯƠNG HƯỚNG

– Định hướng trọng tâm công tác ĐTBD CBCCVC đảm bảo chất lượng phù hợp với các quy định và mang tính ổn định, lâu dài; đáp ứng yêu cầu của đội ngũ CBCC trong điều kiện hội nhập quốc tế vào thế giới và khu vực.

– Tăng cường hoạt động bồi dưỡng CBCCVC. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được quy định cho Học viện và khai thác thế mạnh của Học viện để bảo đảm công việc và thu nhập cho cán bộ, viên chức Học viện.

– Thống nhất quản lý các loại hình bồi dưỡng chung toàn Học viện. Kết hợp tập trung với phân công, phân cấp trong tổ chức bồi dưỡng bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.

– Nghiên cứu triển khai đề xuất xây dựng các chương trình phù hợp với các chức danh theo hệ thống hành chính và bồi dưỡng cho viên chức.

– Nâng cao tính hợp lý và hiệu quả, tính chuyên nghiệp trong quản lý bồi dưỡng trên các phương diện: chương trình, tài liệu, giảng viên, cán bộ quản lý bồi dưỡng và cơ sở vật chất. Kết hợp đội ngũ giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng, kiêm chức.

– Bảo đảm chất lượng và trách nhiệm sau đào tạo trong đào tạo nguồn nhân lực hành chính.

BAN QUẢN LÝ BỐI DƯỠNG

Comments are closed.