Đề xuất mới về phí chứng thực

Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí chứng thực.
Ảnh minh họa

Theo dự thảo, tổ chức, cá nhân yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký tại Phòng công chứng và Văn phòng công chứng; tổ chức, cá nhân yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì phải nộp phí chứng thực theo quy định.

Trường hợp không phải nộp phí gồm: Cá nhân, hộ gia đình vay vốn tại tổ chức tín dụng để phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn thì không phải nộp phí chứng thực hợp đồng thế chấp tài sản.

Dự thảo đề xuất mức thu phí chứng thực như sau:

Stt Nội dung thu Mức thu
1 Phí chứng thực bản sao từ bản chính 2.000 đồng/trang. Từ trang thứ ba trở lên thu 1.000 đồng/trang, nhưng mức thu tối đa không quá 200.000 đồng/bản. Trang là căn cứ để thu phí được tính theo trang của bản chính
2 Phí chứng thực chữ ký 20.000 đồng/trường hợp. Trường hợp được hiểu là một hoặc nhiều chữ ký trong cùng một giấy tờ, văn bản
3 Phí chứng thực hợp đồng, giao dịch:
a Chứng thực hợp đồng, giao dịch 100.000 đồng/hợp đồng, giao dịch
b Chứng thực việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch 50.000 đồng/hợp đồng, giao dịch
c Sửa lỗi sai sót trong hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực 50.000 đồng/hợp đồng, giao dịch

Tổ chức thu phí chứng thực bao gồm: Các tổ chức hành nghề công chứng; Ủy ban nhân dân cấp xã; Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

Khánh Linh

(Website Chính phủ)

Comments are closed.