Khoa Nhà nước, Pháp luật và Lý luận cơ sở tổ chức Hội thảo khoa học: “Hoàn thiện thể chế hành chính ở Việt Nam hiện nay”

(napa.vn) – Thực hiện Kế hoạch công tác năm 2021, chiều ngày 04/10/2021, tại Hà Nội, Khoa Nhà nước, Pháp luật và Lý luận cơ sở trang trọng tổ chức Hội thảo khoa học “Hoàn thiện thể chế hành chính ở Việt Nam hiện nay” theo hình thức trực tuyến.

PGS.TS. Trần Thị Diệu Oanh, Trưởng khoa và PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Trưởng khoa, Khoa Nhà nước, Pháp luật và Lý luận cơ sở đồng chủ trì Hội thảo.

Tham dự Hội thảo, về phía đại biểu khách mời có: GS.TS. Phạm Hồng Thái, nguyên Trưởng khoa, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội; TS. Trần Nghị, Tổng Biên tập Tạp chí Tổ chức nhà nước; TS. Tạ Ngọc Hải, Phó Viện trưởng Viện Khoa học tổ chức nhà nước; ThS. Cung Thúy Quỳnh – Giảng viên Khoa Nhà nước và Pháp luật, Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong.

Về phía Học viện Hành chính Quốc gia có: Ban Giám đốc Học viện; lãnh đạo các đơn vị thuộc, trực thuộc Học viện; các giảng viên, các nhà khoa học trong và ngoài Học viện; các nghiên cứu sinh, học viên học tập tại Học viện.

PGS.TS. Trần Thị Diệu Oanh

PGS.TS. Trần Thị Diệu Oanh phát biểu khai mạc, đề dẫn Hội thảo.

Phát biểu đề dẫn Hội thảo, PGS.TS. Trần Thị Diệu Oanh đã nêu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng và vai trò của thể chế nhà nước bên cạnh các thể chế khác của xã hội. Thể chế nhà nước là toàn bộ các văn kiện pháp luật: Hiến pháp, Luật, Bộ luật, văn bản dưới luật để tạo thành khuôn khổ pháp luật để Bộ máy nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với toàn xã hội, để cá nhân, tổ chức sống và làm việc theo pháp luật. Thể chế nhà nước là bộ phận trung tâm trong hệ thống thể chế xã hội, là nơi thể hiện và thực hiện quyền lực nhà nước, vận hành xã hội bằng quyền lực nhà nước, giúp duy trì, ổn định và thúc đẩy xã hội phát triển. Trong đó, thể chế hành chính là bộ phận chủ yếu của thể chế nhà nước, tác động sâu rộng và mạnh mẽ đến xã hội. Hoàn thiện thể chế hành chính nhà nước là nội dung trọng tâm, chiến lược nhằm xây dựng nền hành chính hiệu lực, hiệu quả, hội nhập với các nền hành chính hiện đại trong khu vực và quốc tế.

PGS.TS. Hương

PGS.TS. Lê Thị Hương tham luận tại Hội thảo với chủ đề Hoàn thiện thể chế về phân định thẩm quyền của các cấp chính quyền địa phương”.

Hội thảo đã nhận được 28 bài tham luận đóng góp vào kỷ yếu. Và trong hơn 3 giờ làm việc, Hội thảo đã nhận được gần 20 các ý kiến phát biểu trực tiếp cùng các câu hỏi, đóng góp của chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý thực tiễn trong và ngoài Học viện. Các bài viết, ý kiến thảo luận đã tập trung trình bày những quan điểm, phân tích chuyên sâu các vấn đề liên quan đến thể chế hành chính và các nội dung, lĩnh vực cụ thể nhằm hoàn hiện thể chế hành chính ở Việt Nam hiện nay từ nhiều góc tiếp cận khác nhau.

GS.TS. Phạm Hồng Thái

GS.TS. Phạm Hồng Thái, nguyên Trưởng khoa, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ tại Hội thảo.

Phát biểu kết luận Hội thảo, PGS.TS. Trần Thị Diệu Oanh chân thành cảm ơn những đóng góp, những chia sẻ, những kinh nghiệm quý báu của các giảng viên, các nhà khoa học trong và ngoài Học viện đã phát biểu tại Hội thảo. Những ý kiến tham luận, góp ý tại Hội thảo là cơ sở để Khoa Nhà nước, Pháp luật và Lý luận cơ sở tiếp thu, hoàn thiện Kỷ yếu Hội thảo, đồng thời có những đề xuất, kiến nghị với lãnh đạo Học viện để sử dụng làm tài liệu trong nghiên cứu, giảng dạy./.

Một số hình ảnh tại Hội thảo:

Cung Thúy Quỳnh

ThS. Cung Thúy Quỳnh tham luận tại Hội thảo với chủ đề “Hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm giải trình chủ động”.

TS. Hoàng Thị Ngân

TS. Hoàng Thị Ngân tham luận tại Hội thảo với chủ đề “Phân cấp – Ủy quyền”.

TS. Lê Thị Hoa

TS. Lê Thị Hoa tham luận tại Hội thảo với chủ đề “Pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức ở Việt Nam hiện nay”.

2

Các đại biểu tham dự Hội thảo tại Giảng đường 3A.

Đại biểu

1

Các đại biểu tham dự Hội thảo theo hình thức trực tuyến.

Như Ngọc

Comments are closed.