10 lí do ta không hiểu mình đang làm gì ở tuổi 20

Bạn có đang bỏ phí điều gì ở tuổi thanh xuân của mình không?

1. Ta không tận dụng giảng đường đại học.

Ta chọn một chuyên ngành vì đó là môn tủ của ta ở trường trung học và ta thấy nó ‘’có vẻ hay’’. Ta nghĩ tham gia các câu lạc bộ sẽ tốn nhiều thời gian và ta tự nhủ ‘’ để kì sau vậy’’, và chẳng bao giờ tham gia nữa. Ta đang học các môn mà mình không có tí đam mê nào nhưng lại nghĩ điểm GPA cao sẽ tương đương với thành công trong tương lai. Hóa ra không phải, và ta đang dần dần cảm thấy giận dữ vì đang làm một công việc mà không hiểu sao mình đã chọn sau khi chỉ tốt nghiệp hạng hai.

Đây là chân dung của chúng ta những năm 20:

- Ở trường đại học, chọn môn chuyên ngành thuận tiện nhất cho bản thân, nhưng không thực sự biết sẽ làm gì với những kiến thức chuyên ngành.

- Ở lớp học cao học vì đã có bằng quản trị của một thứ mà ta không biết nên làm gì với nó.

- Ở một công việc với lĩnh vực chuyên ngành trong một nền công nghiệp mà bản thân  không thực sự đam mê, và xung quanh là những người y như vậy. Có lương và phúc lợi tốt, sống trong một căn hộ đẹp, mua một chiếc ô tô, cho nên bản thân rất miễn cưỡng từ bỏ tất cả.

2. Ta sống vì tương lai

Ta không tận hưởng hiện tại. Thật không ngạc nhiên khi hầu hết mọi người không hiểu mình đang làm gì ở tuổi 20. Ta mong là sự kiện nào đó trong tương lai sẽ khiến ta hạnh phúc. Sống vì tương lai hay nghĩ đến tương lai sẽ là tốt sau khi ta đã hoàn thành một điều gì đó hoặc đã có bằng cấp, đã tốt nghiệp cao học hay được thăng chức. Ta đang đánh mất các cơ hội quanh mình ở hiện tại vì ta sống cho tương lai.

3.Ta chịu sự điều khiển của cha mẹ.

Với hầu hết các bậc cha mẹ, công việc là công việc. Công việc có thể cha truyền con nối. Hầu hết cha mẹ dành cả đời mình làm những việc họ không thích để chu cấp cho ta. (Và ta phải tôn trọng điều này). Vì vậy, cùng lúc với việc tôn trọng mong ước và quan điểm của cha mẹ mình, ta không nhất thiết phải mù quáng, khập khiễng bước trên con đường họ trải sẵn cho ta. Nếu ta thực sự muốn làm gì, ta cần nắm lấy quyền kiểm soát cuộc đời mình và làm nó. Rốt cục thì, đó là cuộc đời của chính ta.

“Tự do là không đáng có nếu nó không bao gồm quyền tự do được phạm sai lầm’’ – Mahatma Gandhi

4. Ta bị kìm hãm bởi môi trường.

Môi trường xung quanh ảnh hướng đến con người ta và hành động của ta. Làm sao ta có thể ngộ ra được phải làm gì với những năm tuổi 20 nếu như bạn bè mình dành thời gian chơi điện tử, xem phim, quậy tưng ở bar, và làm những thứ chỉ để thỏa mãn tạm thời thay vì tiến đến mục tiêu, và đó cũng là những việc ta thấy mình đang làm. Đúng, những việc đó vui. Nhưng chỉ vui ở mức trung bình thôi, đúng chứ?

Nếu ta muốn đến được một đích nào đó, hãy giao thiệp với những người đã ở đích hoặc cũng muốn đến đích đó. Thay đổi môi trường, thay đổi bạn bè, và ta sẽ thay đổi được tất cả.

5. Ta đi sai đường.

Hầu hết người trẻ đều lãnh hậu quả của lối tư duy ngắn hạn. Họ nghĩ họ còn nhiều thời gian để đạt được cái họ muốn, vì thế họ không có những bước đi đúng đắn ở thực tại, và đột nhiên cuộc sống bỏ họ lại đằng sau. Quá nhiều người trong chúng ta sống vì những lợi lộc và niềm vui ngắn hạn.

“Đừng đi theo một con đường có sẵn, thay vào đó hãy đi đến nơi chưa ai đi và để lại một con đường ‘’ – Ralph Waldo Emerson

Hầu hết mọi người không quan tâm ta là ai hay ta làm gì. Chính ta là người quyết định ta thực sự muốn làm gì, sau đó tự bước những bước hiện thực hóa nó. Đi thôi.

6. Ta ngừng học hỏi.

Việc học của ta bắt đầu sau khi tốt nghiệp, chứ không dừng lại. Trường học không phải nơi duy nhất cho việc học.  Hãy nghĩ đến việc học từ kinh nghiệm và kết quả. Ta đã làm được gì? Ta có kĩ năng nào? Học là một quá trình đang tiếp nối, không phải việc ta chủ động chọn làm hay không. Việc học tập cả đời người có thể là công cụ ưu tú nhất của ta – và là công cụ tuyệt đối cần thiết.

Hãy đọc sách. Thử nghĩ theo cách này xem: có người dành cả đời mình mới học được những bài học xương máu và đang bán cho ta những quặng vàng của họ với giá dưới $10. Thế thì sao ta không đặt những thứ đắt giá ấy ngay trên tay mình? Bằng cách cầm sách lên và đọc.

“Tôi chưa bao giờ để việc đến trường gây trở ngại cho việc học của tôi” – Mark Twain

7. Mỗi ngày ta đều làm cùng một việc.

Làm những điều khác biệt hôm nay mới tạo được sự khác biệt cho ngày mai. Sẽ không có thời điểm nào để chấp nhận rủi ro lớn và thử điều mới mẻ dễ dàng hơn thời điểm ta còn trẻ – là khi ta không bị kềm giữ với quá nhiều những cam kết và trách nhiệm. Còn nếu môi trường xung quanh đang kềm giữ ta, hãy thay đổi nó.

8. Ta tránh né bằng bậc sau đại học.

Ta chỉ nên học cao học khi ta muốn theo đuổi một sự nghiệp đòi hỏi điều đó. Đừng đi quách cho xong, hay đi để trì hoãn việc đi làm, hay để làm đẹp hồ sơ xin việc bằng cách thêm một dòng vào đó. Hãy cho người tuyển dụng thấy kết quả thay vì bằng cấp.

Quá nhiều người học cao học như một cách lánh nạn, bởi họ quá e ngại thế giới bên ngoài việc học tập. Đó là tất cả những gì họ biết. Những người này cũng không vui vẻ chia tay khi quãng thời gian học cao học kết thúc.

Cao học không phải là cách kéo dài những chuỗi ngày dò đoán. Có vô số các ứng cử viên ứng tuyển với những tầm bằng thạc sĩ mới toanh mà họ sẽ chẳng dùng đến, và ta thấy vô số kẻ lên kế hoạch cho bậc sau đại học mà không hề biết tại sao họ muốn học. Rất oách khi nói ‘’Tôi đang học thạc sĩ’’, nhưng ta luôn có thể đánh hơi thấy cảm giác không chắc chắn đằng sau câu nói đó. Đối với nhiều người, đó là khoản đầu tư cả chục ngàn đô và 2-3 năm cuộc đời. Là ⅓ của những năm 20. Một khoảng thời gian đáng giá. Thế có đáng không?

9. Ta không thúc đẩy bản thân.

Có một điều đã được chứng minh: Để tinh thông bất cứ điều gì ta cần dành khoảng 10,000 giờ luyện tập. Ngang ngửa với 5 năm. Ý chí sẽ mài sắt thành kim.

10. Ta trở thành một con nghiện xu hướng.

Ngừng phí phạm thời gian với những thứ mà các công ty tiếp thị bỏ ra hàng triệu đô thuyết phục rằng ta cần, mà hãy làm nên ngày tháng dựa trên cái đích ta khao khát hướng đến.

Bất cứ khi nào đứng trước một lựa chọn trong cuộc sống, hãy hỏi bản thân: ‘’Việc này có giúp tôi tự tin hơn và đạt được mục tiêu, hay việc này đẩy tôi ra xa con người tôi thật sự muốn trở thành?”. Nếu các thói quen đang ngăn trở tả, hãy vứt bỏ chúng – chúng chỉ đang trì hoãn ta. Hãy tiến về phía trước!

YMCONLINE.VN

 

Comments are closed.