(Chinhphu.vn) – Tại dự thảo Nghị định về hoạt động nhiếp ảnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề xuất một số quy định nhằm bảo vệ quyền lợi cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm nhiếp ảnh. Ảnh minh họa Cụ thể, mọi tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam muốn công bố, phổ biến tác phẩm nhiếp ảnh dưới mọi hình thức phải được sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho tác giả tác phẩm nhiếp ảnh hoặc chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm nhiếp ảnh (trừ những trường hợp giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và đối tác có thỏa thuận khác). Theo dự thảo, khi sử dụng ảnh để làm thành sản phẩm quảng cáo, để chuyển chất liệu hoặc kết hợp với loại hình nghệ thuật khác phải tuân thủ quy định sau: Đối với tác phẩm nhiếp ảnh chưa công bố hoặc đã công bố mà đang trong thời hạn bảo hộ (75 năm kể từ khi tác phẩm nhiếp ảnh được công bố lần đầu tiên), tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm nhiếp ảnh phải xin phép và thỏa thuận các quyền lợi vật chất cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả, tác phẩm nhiếp ảnh. Dự thảo nêu rõ, việc này phải được lập thành hợp đồng giữa tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm nhiếp ảnh với tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả, tác phẩm nhiếp ảnh. Đối với tác phẩm nhiếp ảnh đã công bố và đã hết thời hạn bảo hộ, tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm nhiếp ảnh không phải xin phép và không phải trả các quyền lợi vật chất nhưng phải ghi rõ họ, tên tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả hoặc nguồn gốc xuất xứ của tác phẩm nhiếp ảnh. Dự thảo nêu rõ, việc sử dụng tác phẩm nhiếp ảnh trên báo chí, xuất bản phẩm, sản phẩm quảng cáo, chuyển chất liệu hoặc kết hợp với loại hình nghệ thuật khác phải thực hiện theo pháp luật về sở hữu trí tuệ và các quy định khác có liên quan. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm nhiếp ảnh phải ghi rõ tên tác giả, hoặc chủ sở hữu quyền tác giả, tác phẩm nhiếp ảnh, hoặc nguồn gốc xuất xứ của tác phẩm nhiếp ảnh được sử dụng. Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây. Tuệ Văn

(Chinhphu.vn) – Tại dự thảo Nghị định về hoạt động nhiếp ảnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề xuất một số quy định nhằm bảo vệ quyền lợi cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm nhiếp ảnh.
Ảnh minh họa

Cụ thể, mọi tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam muốn công bố, phổ biến tác phẩm nhiếp ảnh dưới mọi hình thức phải được sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho tác giả tác phẩm nhiếp ảnh hoặc chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm nhiếp ảnh (trừ những trường hợp giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và đối tác có thỏa thuận khác).

Theo dự thảo, khi sử dụng ảnh để làm thành sản phẩm quảng cáo, để chuyển chất liệu hoặc kết hợp với loại hình nghệ thuật khác phải tuân thủ quy định sau: Đối với tác phẩm nhiếp ảnh chưa công bố hoặc đã công bố mà đang trong thời hạn bảo hộ (75 năm kể từ khi tác phẩm nhiếp ảnh được công bố lần đầu tiên), tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm nhiếp ảnh phải xin phép và thỏa thuận các quyền lợi vật chất cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả, tác phẩm nhiếp ảnh. Dự thảo nêu rõ, việc này phải được lập thành hợp đồng giữa tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm nhiếp ảnh với tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả, tác phẩm nhiếp ảnh.

Đối với tác phẩm nhiếp ảnh đã công bố và đã hết thời hạn bảo hộ, tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm nhiếp ảnh không phải xin phép và không phải trả các quyền lợi vật chất nhưng phải ghi rõ họ, tên tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả hoặc nguồn gốc xuất xứ của tác phẩm nhiếp ảnh.

Dự thảo nêu rõ, việc sử dụng tác phẩm nhiếp ảnh trên báo chí, xuất bản phẩm, sản phẩm quảng cáo, chuyển chất liệu hoặc kết hợp với loại hình nghệ thuật khác phải thực hiện theo pháp luật về sở hữu trí tuệ và các quy định khác có liên quan.

Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm nhiếp ảnh phải ghi rõ tên tác giả, hoặc chủ sở hữu quyền tác giả, tác phẩm nhiếp ảnh, hoặc nguồn gốc xuất xứ của tác phẩm nhiếp ảnh được sử dụng.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Tuệ Văn

Comments are closed.