HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TUYỂN SINH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ NĂM 2014
Tải các phụ lục của Hồ sơ tuyển sinh Tiến sĩ 2014 Điền form online cho tuyển sinh Tiến sĩ 2014
|
THÔNG BÁO TUYỂN SINH
ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ NĂM 2014
Căn cứ Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ;
Căn cứ Thông tư số 05/2012/TT-BGDĐT ngày 15/2/2012 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ
ban hành theo Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT;
Căn cứ Quyết định số 1007/QĐ-HVHC ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Giám đốc Học viện Hành chính về việc ban hành Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ của Học viện
Hành chính;
Học viện Hành chính thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ năm 2014 như sau:
1. Chuyên ngành tuyển sinh:
Quản lý công (Mã số: 62 34 04 03).
2. Chỉ tiêu tuyển sinh:
30 nghiên cứu sinh.
3. Hình thức tuyển sinh:
xét tuyển
4. Điều kiện dự tuyển:
4.1.
Về văn bằng
:
Người dự tuyển cần đáp ứng được một trong các yêu cầu sau:
– Có bằng Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Hành chính công, Quản lý công và các chuyên ngành gần hoặc chuyên ngành phù hợp. (Danh mục chuyên ngành thạc sĩ được
dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ Quản lý công tại Học viện Hành chính xem trong Phụ lục 1).
– Có bằng tốt nghiệp Đại học Hành chính hệ chính quy loại Giỏi trở lên.
4.2. Về người hướng dẫn
: Người dự tuyển được 01 nhà khoa học của Học viện Hành chính đồng ý làm Người hướng dẫn khoa học (bằng văn bản) và hướng dẫn lựa chọn đề tài, làm
bài luận về dự định nghiên cứu.
4.3. Về bài luận
: Người dự tuyển có 01 bài luận về dự định nghiên cứu; bài luận trình bày rõ các vấn đề sau:
– Lý do lựa chọn đề tài, lĩnh vực nghiên cứu;
– Mục tiêu và mong muốn đạt được khi đi học nghiên cứu sinh;
– Lý do lựa chọn cơ sở đào tạo là Học viện Hành chính;
– Những dự định và kế hoạch để đạt được mục tiêu mong muốn;
– Những kinh nghiệm (về nghiên cứu, về thực tế, hoạt động xã hội và kinh nghiệm khác); kiến thức, sự hiểu biết và sự chuẩn bị của người dự tuyển về vấn đề
dự định nghiên cứu.
– Dự kiến việc làm và các nghiên cứu tiếp theo sau khi tốt nghiệp;
– Đề xuất người hướng dẫn.
4.4. Về thư giới thiệu
: Người dự tuyển có 02 thư giới thiệu (02 thư của 02 nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư, nếu có học vị tiến sĩ phải cùng chuyên ngành hoặc 01
thư của nhà khoa học và 01 thư của thủ trưởng cơ quan công tác). Những người giới thiệu này cần có ít nhất 6 tháng công tác hoặc cùng hoạt động chuyên môn
với người dự tuyển.
4.5. Về bài báo khoa học
: có ít nhất một bài báo khoa học liên quan đến đề tài dự định nghiên cứu, đăng trên tạp chí có chỉ số ISSN;
4.6. Về trình độ ngoại ngữ
:
Người dự tuyển phải có một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ sau đây:
– Bằng tốt nghiệp đại học hoặc thạc sĩ đào tạo ở nước ngoài
– Bằng tốt nghiệp đại học ngành ngoại ngữ.
– Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tương đương cấp độ B1 hoặc bậc 3/6 trở lên theo Khung tham khảo Châu Âu chung về ngoại ngữ, trong thời hạn 2 năm tính đến
ngày 15/8/2014.
BẢNG THAM CHIẾU QUY ĐỔI MỘT SỐ CHỨNG CHỈ NGOẠI NGỮ
TƯƠNG ĐƯƠNG CẤP ĐỘ B1 KHUNG CHÂU ÂU
(để xét trình độ ngoại ngữ khi dự tuyển)
(Kèm theo Thông tư số: 05 /2012/TT- BGDĐT ngày 15 tháng 2 năm 2012
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Tiếng Anh
Cấp độ (CEFR) |
IELTS |
TOEFL |
TOEIC |
Cambridge Exam |
BEC |
BULATS |
B1 |
4.5 |
450PBT133 CBT 45iBT |
450 |
Preliminary PET |
Business Preliminary |
40 |
(các điểm số nêu trên là điểm tối thiểu cần đạt được)
Một số tiếng khác
Cấp độ (CEFR) |
Tiếng Nga |
Tiếng pháp |
Tiếng đức |
Tiếng trung |
Tiếng nhật |
B1 |
TRKI 1 |
DELF B1 TCF niveau3 |
B1 ZD |
HSK Cấp độ 3 |
JLPT N4 |
4.7. Về công văn dự tuyển
– Với người đã có việc làm: phải có công văn giới thiệu của cơ quan chủ quản;
– Với sinh viên vừa tốt nghiệp: phải có công văn giới thiệu của nhà trường;
– Với người chưa có việc làm: phải được địa phương nơi cư trú xác nhận nhân thân tốt và hiện không vi phạm pháp luật.
4.8. Người dự tuyển có đủ sức khỏe
(Giấy chứng nhận sức khỏe do bệnh viện đa khoa cấp) và cam kết thực hiện các nghĩa vụ học tập, nghiên cứu, tài chính đối với quá trình đào tạo.
5. Hồ sơ dự tuyển
Hồ sơ dự tuyển bao gồm:
– Đơn xin dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ;
– Công văn giới thiệu dự tuyển;
– Sơ yếu lý lịch (có ảnh) có xác nhận của cơ quan công tác hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú;
– Bản cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với quá trình đào tạo;
– Giấy chứng nhận sức khỏe của bệnh viện đa khoa;
– Bản sao có chứng thực các giấy tờ pháp lý về đối tượng ưu tiên (nếu có);
– Bằng tốt nghiệp đại học và bảng điểm đại học toàn khóa (chứng thực);
– Bằng thạc sĩ và bảng điểm cao học toàn khóa (chứng thực);
– Chứng chỉ ngoại ngữ (chứng thực);
– 02 Thư giới thiệu;
– Văn bản đồng ý hướng dẫn nghiên cứu sinh của nhà khoa học;
– Bài luận về dự định nghiên cứu;
– Tập bài báo khoa học và công trình khoa học…
6. Kế hoạch và quy trình tuyển sinh
6.1. Kế hoạch tuyển sinh
– Thời gian phát hành và nhận hồ sơ: từ ngày 15/5/2014 đến 15/8/2014.
– Thời gian tổ chức xét tuyển: Dự kiến tháng 9/2014
– Địa điểm phát hành và nhận hồ sơ:
+ Tại Hà Nội: khoa Sau đại học, Học viện Hành chính, số 77 Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại: 043.7.730.431;
+ Tại TP Hồ Chí Minh: phòng Quản lý đào tạo Sau đại học, cơ sở Học viện Hành chính tại TP Hồ Chí Minh, số 10 – Đường 3/2, Quận
10, Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: 083.8.623.148;
+ Tại Huế: phòng Đào tạo, Cơ sở Học viện Hành chính khu vực miền Trung: Số 201 Đường Phan Bội Châu, TP. Huế, Tỉnh Thừa Thiên –
Huế. Điện thoại: 054.3931612.
+ Tại Tây Nguyên: khoa Đào tạo bồi dưỡng, Phân viện khu vực Tây Nguyên: Số 51 Phạm Văn Đồng, TP. Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk.
Điện thoại: 0500.3865804;
Học viện chỉ nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, không trả lại hồ sơ sau khi nhận. Sau khi thẩm tra hồ sơ, Học viện sẽ gửi thông báo triệu tập tới những người đủ
điều kiện tham gia dự tuyển.
6.2.
Quy trình xét tuyển
Quy trình xét tuyển được thực hiện theo ba bước:
Bước 1: Đánh giá qua hồ sơ
Thành viên Tiểu ban chuyên môn đánh giá, phân loại thí sinh dựa vào các tiêu chí: kết quả học tập ở trình độ đại học, thạc sĩ; trình độ ngoại ngữ; bài báo
khoa học và thành tích nghiên cứu khoa học; kinh nghiệm nghiên cứu và giảng dạy liên quan đến chuyên ngành Quản lý công; kinh nghiệm công tác liên quan đến
hướng nghiên cứu dự kiến; thâm niên công tác; chất lượng bài luận về dự định nghiên cứu và nội dung thư giới thiệu.
Bước 2: Đánh giá trực tiếp tại Tiểu ban chuyên môn
– Thí sinh trình bày trước Tiểu ban chuyên môn về vấn đề dự định nghiên cứu và kế hoạch thực hiện.
– Các thành viên Tiểu ban chuyên môn đặt các câu hỏi phỏng vấn để đánh giá thí sinh về các mặt: tính cách, trí tuệ, sự rõ ràng về ý tưởng đối với các mong
muốn đạt được sau khi hoàn thành chương trình đào tạo tiến sĩ, tính khả thi trong kế hoạch để đạt những mong muốn đó và những tư chất cần có của một nghiên
cứu sinh.
– Căn cứ vào yêu cầu của chuyên ngành Quản lý công, Tiểu ban chuyên môn đánh giá thí sinh dự tuyển bằng Phiếu đánh giá thí sinh dự tuyển đào tạo trình độ
tiến sĩ;
Bước 3: Tổng hợp và thông báo kết quả
Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh và kết quả của các thí sinh, Hội đồng tuyển sinh quyết định điểm trúng tuyển, xác định danh sách thí sinh trúng tuyển theo số
điểm từ cao xuống thấp và chuyển kết quả xét tuyển về Ban thư ký Hội đồng tuyển sinh để trình Giám đốc Học viện phê duyệt.
7. Lệ phí
– Lệ phí hồ sơ: 200.000 đồng (hai trăm nghìn đồng)/thí sinh/hồ sơ;
– Lệ phí xét tuyển: 2.000.000 đồng (hai triệu đồng)/thí sinh.
Thông tin chi tiết về tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ, danh sách các nhà khoa học, các hướng nghiên cứu và đề tài Luận án được cập nhật trên Website
của Học viện Hành chính: www.napa.vn.
Nơi nhận: |
GIÁM ĐỐC |
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (để b/c);- Bộ Nội vụ (để b/c);- Các Bộ, Ban, ngành, đoàn thể TW (Vụ TCCB);- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, tổ chức TCXH các tỉnh, TP trực thuộc TW; các Sở, ban, ngành; trường Chính trị các tỉnh, TP trực thuộc TW;- Các Viện nghiên cứu, Học viện, trường Đại học, Cao đẳng;- Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty;- GĐ, các Phó GĐ Học viện;- Các cơ sở, đơn vị thuộc Học viện;- Lưu VT, SĐH. |
(Đã ký)
GS.TS. Nguyễn Đăng Thành |