Tin học và các ngành công nghệ liên quan

1. Tin học

Thuật ngữ Tin học có nguồn gốc từ tiếng Đức vào năm 1957 do Karl Steinbuch đề xướng trong 1 bài báo Informatik: Automatische Informationsverarbeitung (i.e. “Informatics: automatic information processing”). Sau đó vào năm 1962, Philippe Dreyfus người Pháp gọi là “informatique”, tiếp theo là Walter F.Bauer cũng sử dụng tên này. Phần lớn các nước Tây Âu, trừ Anh đều chấp nhận. Ở Anh người ta sử dụng thuật ngữ ‘computer science’, hay ‘computing science’ là thuật ngữ dịch, Nga cũng chấp nhận tên informatika (1966).

Tin học được xem là ngành khoa học nghiên cứu các phương pháp, công nghệ và kỹ thuật xử lý thông tin một cách tự động. Công cụ chủ yếu sử dụng trong tin học là máy tính điện tử và các thiết bị truyền tin khác. Nội dung nghiên cứu của tin học chủ yếu gồm 2 phần:

Kỹ thuật phần cứng (Hardware engineering): Nghiên cứu chế tạo các thiết bị, linh kiện điện tử, công nghệ vật liệu mới… hỗ trợ cho việc thiết kế chế tạo máy tính và mạng máy tính, đẩy mạnh khả năng xử lý và truyền thông.

Kỹ thuật phần mềm (Software engineering): Nghiên cứu phát triển các hệ điều hành, các tiện ích chung cho máy tính và mạng máy tính, các phần mềm ứng dụng phục vụ các mục đích xử lý và khai thác thông tin khác nhau của con người.

2. Công nghệ thông tin (Information Technology – IT)

ẢNH CHỦ TỊCH NƯỚC TỚI THĂM GIỜ GIẢNG TIN HỌC TẠI PVKVTN

ẢNH CHỦ TỊCH NƯỚC TỚI THĂM GIỜ GIẢNG TIN HỌC TẠI PVKVTN

Thuật ngữ Công nghệ thông tin xuất hiện ở Việt nam vào những năm 90 của thế kỷ 20. Theo Information Technology Association of America (ITAA): “Công nghệ thông tin là ngành nghiên cứu các hệ thống thông tin dựa vào máy tính, đặc biệt là các phần mềm ứng dụng và phần cứng máy tính. Nói một cách ngắn gọn, IT xử lý với các máy tính điện tử và các phần mềm máy tính nhằm chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, truyền tin và trích rút thông tin một cách an toàn”.

Theo NQ49 CP thì “Công nghệ thông tin là…”

1.  Các ứng dụng ngày nay của IT:

2.  Quản trị dữ liệu

3.  Thiết kế hệ thống cơ sở dữ liệu

4.  Quản lý hệ thống thông tin

5.  Quản lý hệ thống

….

3. Công nghệ thông tin và truyền thông

Ngày nay, khuynh hướng sử dụng “information” thay thế cho “data” và có xu thế mở rộng cho lĩnh vực truyền thông và trở thành ICT (Information and Communication Technology). Thuần tuý theo cách nói thì hai thuật ngữ này là như nhau.

Truyền thông máy tính, nói đơn giản là sự kết nối một số lượng máy tính với nhau trong một phạm vi địa lý nhỏ. Tuy nhiên, nhiều máy tính có thể kết nối với nhau theo một phạm vi rộng hơn và việc trao đổi thực hiện qua một mạng viễn thông nào đó. Internet - Mạng máy tính toàn cầu là một phát minh vĩ đại của nhân loại trong thế kỷ 20, đó cũng chính là sản phẩm của ngành Công nghệ thông tin và Truyền thông.

Comments are closed.