(napa.vn) – Sáng ngày 25/3/2022, tại Hà Nội, Học viện Hành chính Quốc gia đã tổ chức Hội thảo khoa học: Góp ý chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm.
PGS.TS. Trần Thị Diệu Oanh, Trưởng khoa, Khoa Nhà nước, Pháp luật và Lý luận cơ sở chủ trì Hội thảo.
PGS.TS. Trần Thị Diệu Oanh chủ trì Hội thảo.
Tham dự Hội thảo có: PGS.TS. Lương Thanh Cường, Phó Giám đốc Học viện; TS. Đặng Xuân Hoan, nguyên Giám đốc Học viện; lãnh đạo các khoa, ban, đơn vị, phân viện thuộc và trực thuộc Học viện; các nhà khoa học, giảng viên trực tiếp giảng dạy các chương trình; thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Biên soạn chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm của Học viện.
Hội thảo được tổ chức trực tiếp và trực tuyến tới Phân viện Học viện tại TP. Hồ Chí Minh, Phân viện Học viện tại Huế và Phân viện Học viện tại Tây Nguyên.
Các đại biểu dự Hội thảo theo hình thức trực tuyến.
PGS.TS. Lương Thanh Cường phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, PGS.TS. Lương Thanh Cường cho biết, thực hiện Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, theo đó có nhiều nội dung đổi mới, đặc biệt là về thời lượng chương trình bồi dưỡng. Học viện Hành chính Quốc gia được Bộ Nội vụ giao nhiệm vụ biên soạn 7 chương trình, tài liệu bồi dưỡng năm 2022, trong đó, có 4 chương trình tài liệu bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm (cấp phòng, cấp huyện, cấp sở, cấp vụ). Ban Biên soạn đã triển khai rà soát, xây dựng Dự thảo chương trình bảo đảm bám sát vào tiêu chuẩn, chức trách, nhiệm vụ của từng vị trí; thực hiện đúng quy định của pháp luật; kế thừa những nội dung còn phù hợp thực tiễn của các chương trình, tài liệu bồi dưỡng trước kia; khi biên soạn các chương trình có sự rà soát, điều chỉnh cơ cấu, vị trí, thứ tự khối lượng kiến thức và kỹ năng nhằm giảm thiểu sự trùng lặp giữa các chương trình và trong cùng một chương trình…
PGS.TS. Lương Thanh Cường đề nghị các nhà khoa học tập trung vào những nội dung chính để đưa ra ý kiến: (1) Mức độ phù hợp của chương trình với đối tượng bồi dưỡng. (2) Độ trùng lặp giữa các chương trình với nhau hoặc còn trùng lặp thì cần thay thế, bổ sung không? (3) Đưa ra những ý tưởng, đề xuất, gợi mở về nội dung mới cho chương trình bồi dưỡng. (4) Tính cân đối của chương trình giữa lý thuyết và thảo luận, giữa phần kiến thức và kỹ năng. (5) Những vấn đề khác có liên quan đến chương trình bồi dưỡng.
TS. Đặng Xuân Hoan, nguyên Giám đốc Học viện.
Hội thảo đã nhận được 122 tham luận, trong đó có 30 tham luận về chương trình bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương, 31 tham luận về chương trình bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp huyện và tương đương, 31 tham luận về chương trình bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp sở và tương đương và 30 tham luận về chương trình bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp vụ và tương đương. Hội thảo còn nhận được gần 30 ý kiến tham luận trực tiếp của các nhà khoa học là lãnh đạo, giảng viên của các khoa chuyên môn, các đơn vị và phân viện.
PGS.TS. Huỳnh Văn Thới, Phó Giám đốc phụ trách Phân viện Học viện tại thành phố Hồ Chí Minh.
Nhìn chung, các đại biểu cơ bản nhất trí với đề cương của chương trình bồi dưỡng và đánh giá cao về tính phù hợp, tính khoa học, tình cân đối, tính ứng dụng và hình thức của các chuyên đề theo tiêu chuẩn đã được quy định. Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng, cần nghiên cứu điều chỉnh lại về mặt kết cấu của các chương trình sao cho bảo đảm sự cân đối giữa phần lý thuyết và thảo luận, kiến thức và kỹ năng; bảo đảm sự phù hợp của các chuyên đề với đối tượng học viên; sự thống nhất giữa tên chuyên đề và nội dung chuyên đề,… Nhiều đại biểu cũng nhấn mạnh tới việc lựa chọn những kiến thức mang tính cập nhật để bổ sung vào chương trình, đặc biệt phải thường xuyên rà soát và cập nhật các văn bản mới phù hợp với đặc thù của từng vị trí việc làm.
PGS.TS. Hoàng Sỹ Kim, Khoa Quản lý nhà nước về Xã hội.
Nội dung của tài liệu cần mang tính chất gợi mở, nêu vấn đề, dẫn dắt tư duy của người học; quá trình giảng dạy kết hợp cả phương pháp truyền thống với các ứng dụng nền tảng trực tuyến, phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu của người học theo hướng chung là giảm thuyết trình, truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học, tạo cơ hội học tập mọi lúc, mọi nơi.
PGS.TS. Trần Thị Diệu Oanh phát biểu bế mạc Hội thảo.
Phát biểu kết thúc Hội thảo, PGS.TS. Trần Thị Diệu Oanh gửi lời cảm ơn các đại biểu, các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia đã tạo điều kiện, dành sự quan tâm tham dự Hội thảo. Tất cả các tham luận và ý kiến phát biểu tại Hội thảo đã bám sát nội dung, yêu cầu của chương trình đặt ra. Đây là căn cứ để Ban Chỉ đạo và Ban Biên soạn chương trình tiếp thu hoàn thiện Dự thảo chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm.
Một số hình ảnh tại Hội thảo:
PGS.TS. Hoàng Quang Đạt, Khoa Nhà nước, Pháp luật và Lý luận cơ sở.
PGS.TS. Ngô Thành Can, Khoa Khoa học hành chính và Tổ chức nhân sự.
PGS.TS. Phạm Đức Chính, Khoa Khoa học hành chính và Tổ chức nhân sự.
PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Trưởng khoa, Khoa Nhà nước, Pháp luật và Lý luận cơ sở.
TS. Nguyễn Thị Hường, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học hành chính.
TS. Tạ Thị Hương, Phó Trưởng khoa, Khoa Quản lý nhà nước về Xã hội.
PGS.TS. Nguyễn Thị Vân Hà, Phó Trưởng khoa, Khoa Nhà nước, Pháp luật và Lý luận cơ sở.
TS. Tống Đăng Hưng, Phó Trưởng ban, Ban Quản lý bồi dưỡng.
PGS.TS. Nguyễn Hữu Hải, Khoa Khoa học hành chính và Tổ chức nhân sự.
ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, Trưởng ban, Ban Hợp tác quốc tế.
PGS.TS. Tạ Thị Thanh Tâm, Phân viện Học viện tại thành phố Hồ Chí Minh.
TS. Trần Thị Thoa, Khoa Quản lý nhà nước về Xã hội.
TS. Nguyễn Thị Thanh Hương, Khoa Văn bản và Công nghệ hành chính.
TS. Đàm Bích Hiên, Khoa Nhà nước, Pháp luật và Lý luận cơ sở.
TS. Dìu Đức Hà, Khoa Quản lý nhà nước về Kinh tế và Tài chính công.
TS. Hoàng Ngọc Âu, Khoa Quản lý nhà nước về Kinh tế và Tài chính công.
TS. Mai Đình Lâm, Phân viện Học viện tại thành phố Hồ Chí Minh.
ThS. Nguyễn Xuân Thu, Khoa Quản lý nhà nước về Kinh tế và Tài chính công.
ThS. Ngô Quang Tuệ, Phân viện Học viện tại thành phố Huế.
TS. Phùng Thị Phong Lan, Khoa Khoa học hành chính và Tổ chức nhân sự.
TS. Vũ Văn Tính, Khoa Nhà nước, Pháp luật và Lý luận cơ sở.
ThS. Nguyễn Thị Ngọc Mai, Khoa Quản lý nhà nước về Kinh tế và Tài chính công.
Phân viện Học viện Khu vực Tây Nguyên.
Toàn cảnh Hội thảo tại Phòng Truyền thống.
Như Ngọc