Hội thảo khoa học: Góp ý Chương trình bồi dưỡng về Chính phủ điện tử cho cán bộ, công chức

(napa.vn) – Sáng ngày 19/8/2021, tại Hà Nội, Học viện Hành chính Quốc gia tổ chức Hội thảo khoa học Góp ý Chương trình bồi dưỡng về Chính phủ điện tử cho cán bộ, công chức.

Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tuyến trên phần mềm Zoom.

Tham dự Hội thảo có: Ban Giám đốc Học viện; các thành viên trong Ban Chỉ đạo, Ban Soạn thảo Chương trình; Trưởng các khoa chuyên môn thuộc Học viện; các giảng viên, các nhà khoa học trong và ngoài Học viện; TS. Lại Đức Vượng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, Bộ Nội vụ.

Lương Thanh Cường

PGS.TS. Lương Thanh Cường phát biểu tại Hội thảo.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS. Lương Thanh Cường khẳng định việc soạn thảo Chương trình bồi dưỡng về Chính phủ điện tử cho cán bộ, công chức là một trong những nhiệm vụ chuyên môn của Học viện trong năm 2021.

PGS.TS. Lương Thanh Cường đề nghị các đại biểu tập trung góp ý cho chương trình đã được dự thảo: về kết cấu, thời lượng, về phương pháp, phạm vi và những nội dung cơ bản của chương trình. Sau Hội thảo, Ban Soạn thảo chương trình sẽ nghiêm túc tiếp thu ý kiến góp ý của các nhà khoa học để hoàn thiện chương trình, trình Bộ trưởng phê duyệt và làm căn cứ để biên soạn tài liệu bồi dưỡng về Chính phủ điện tử cho cán bộ, công chức.

PGS.TS. Ng Thị Thu Vân

PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Vân báo cáo tại Hội thảo.

Thay mặt Ban Soạn thảo chương trình, PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Vân, Trưởng khoa, Khoa Văn bản và Công nghệ hành chính, Trưởng Ban Soạn thảo đã trình bày quá trình xây dựng chương trình và tóm tắt những nội dung cơ bản của chương trình bồi dưỡng về Chính phủ điện tử cho cán bộ, công chức.

Với mục tiêu trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức về chính phủ điện tử, chính phủ số; kỹ năng ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số nhằm thúc đẩy phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số ở Việt Nam, góp phần đổi mới phương thức làm việc, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước các cấp có đủ năng lực vận hành nền kinh tế số, xã hội số đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho người dân, tổ chức, Chương trình bồi dưỡng về Chính phủ điện tử giúp trang bị, cập nhật và nâng cao kiến thức về chính phủ điện tử, chính phủ số, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử và Chiến lược quốc gia phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số ở Việt Nam; trang bị và nâng cao những kỹ năng ứng dụng công nghệ số phục vụ phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số ở Việt Nam, hình thành phong cách, lề lối làm việc chuyên nghiệp, hiện đại của cán bộ, công chức, viên chức.

Các chuyên đề trong Chương trình bồi dưỡng đều bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số ở Việt Nam, tập trung vào những nội dung cơ bản của Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (ban hành kèm theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ) và Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030 (ban hành kèm theo Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ); Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ Ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030.

Chương trình dự kiến có 05 chuyên đề giảng dạy với thời lượng 40 tiết.

TS. Đặng Xuân Hoan

TS. Đặng Xuân Hoan, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện phát biểu tại Hội thảo.

Tại Hội thảo, các đại biểu tham dự đã có những ý kiến góp ý cho chương trình.

Đa số các ý kiến góp ý đều đánh giá cao tính phù hợp, tính khoa học, tính cân đối, tính ứng dụng của chương trình; nội dung chương trình thiết kế phù hợp; hình thức trình bày khoa học, sử dụng ngôn ngữ chính xác. Thời gian thực hiện chương trình 5 ngày là phù hợp.

Đồng thời, chương trình mang tính khoa học, có tính chính xác và có sự cập nhật so với thực tiễn; nội dung chương trình cơ bản cân đối với thời gian khóa bồi dưỡng; mỗi chuyên đề trong chương trình có thời lượng 8 tiết, thời lượng lý thuyết và thảo luận là 04 tiết cho mỗi chuyên đề. Cách phân bổ này bảo đảm tính cân đối giữa lý thuyết và thực hành.

Bên cạnh đó, các đại biểu dự Hội thảo đã tham luận, góp ý nhiều ý kiến nhằm bổ sung, hoàn thiện nội dung chương trình như: làm rõ thêm một số khái niệm trong chương trình để tránh nhầm lẫn và thống nhất chung trong toàn chương trình; kiến nghị kết cấu lại một số nội dung cho phù hợp và đảm bảo tính logic; cân đối giữa các chuyên đề; kiến nghị chỉnh sửa một số lỗi kỹ thuật về trình bày; bổ sung câu hỏi ôn tập, thảo luận, tài liệu tham khảo…

Với các ý kiến tham luận tại Hội thảo, PGS.TS. Lương Thanh Cường đề nghị Ban Chỉ đạo, Ban Soạn thảo Chương trình nghiêm túc tiếp thu, chỉ đạo, trao đổi lại với các nhóm được phân công biên soạn các chuyên đề để chỉnh sửa, hoàn thiện các chuyên đề.

Phát biểu bế mạc Hội thảo, PGS.TS. Lương Thanh Cường trân trọng cảm ơn và đánh giá cao các ý kiến phát biểu chân thành, cởi mở và đầy tâm huyết của các nhà khoa học tham dự Hội thảo đối với chương trình bồi dưỡng về Chính phủ điện tử cho cán bộ, công chức, coi đây là những đóng góp quan trọng và rất có ý nghĩa để nhóm tác giả biên soạn tiếp thu, nghiên cứu chỉnh sửa, bổ sung, tránh trùng lắp, nhằm đáp ứng được chất lượng của chương trình, hoàn thiện và trình lãnh đạo Bộ Nội vụ trong thời gian sớm nhất./.

Một số hình ảnh tại Hội thảo:

8. PGS.TS Lưu Kiếm Thanh

PGS.TS. Lưu Kiếm Thanh, Nguyên Phó Giám đốc Học viện phát biểu tại Hội thảo.

16. TS. Lại Đức Vượng

TS. Lại Đức Vượng, Vụ trưởng, Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, Bộ Nội vụ phát biểu tại Hội thảo.

1. TS. Ng Thị Vân Hà NNPL

TS. Nguyễn Thị Vân Hà, Khoa Nhà nước, Pháp luật và Lý luận cơ sở phát biểu tại Hội thảo.

2. TS. Lê Thị Hoa NNPL

TS. Lê Thị Hoa, Khoa Nhà nước, Pháp luật và Lý luận cơ sở phát biểu tại Hội thảo.

3. TS. Trịnh Thị Thủy TCNS

TS. Trịnh Thị Thủy, Khoa Khoa học hành chính và Tổ chức nhân sự phát biểu tại Hội thảo.

4. TS. Phùng Thị Phong Lan TCNS

TS. Phùng Thị Phong Lan, Khoa Khoa học hành chính và Tổ chức nhân sự phát biểu tại Hội thảo.

5. ThS. Lê Thị Tuyền XH

ThS. Lê Thị Tuyền, Khoa Quản lý nhà nước về Xã hội phát biểu tại Hội thảo.

7. TS Lê Thị Thu Phượng XH

TS. Lê Thị Thu Phượng, Khoa Quản lý nhà nước về Xã hội phát biểu tại Hội thảo.

9. TS. Bùi Thị Thùy Nhi KT

TS. Bùi Thị Thùy Nhi, Khoa Quản lý nhà nước về Kinh tế và Tài chính công phát biểu tại Hội thảo.

10. ThS. Phạm Thị Quỳnh Nga HCM

ThS. Phạm Thị Quỳnh Nga, Phân viện Học viện tại thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại Hội thảo.

11. ThS. Dương Văn Ninh Tây Nguyên

ThS. Dương Văn Ninh, Phân viện Học viện khu vực Tây Nguyên phát biểu tại Hội thảo.

12. ThS. Ng Đình Quý Huế

ThS. Nguyễn Đình Quý, Phân viện Học viện tại thành phố Huế phát biểu tại Hội thảo.

13. TS. Ng Thị Hường Viện NC

TS. Nguyễn Thị Hường, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học hành chính phát biểu tại Hội thảo.

14. TS. Tống Đăng Hưng

TS. Tống Đăng Hưng, Phó Trưởng ban, Ban Quản lý bồi dưỡng phát biểu tại Hội thảo.

15. TS. Lê Ngọc Hồng Khoa VB

TS. Lê Ngọc Hồng, Khoa Văn bản và Công nghệ hành chính phát biểu tại Hội thảo.

Đại biểu 1

Đại biểu 2

Các đại biểu tham dự Hội thảo qua phần mềm Zoom.

Như Ngọc

Comments are closed.