Bảo vệ Luận án Tiến sĩ cấp Học viện: “Quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư – Từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh”

(napa.vn) – Chiều ngày 07/9/2023, tại Hà Nội, Học viện Hành chính Quốc gia tổ chức Hội đồng đánh giá Luận án tiến sĩ cấp Học viện của nghiên cứu sinh Nguyễn Minh Huyền Trang – Khóa 16 (2018  – 2021), ngành Quản lý công, mã số 9 34 04 03, với đề tài “Quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư – Từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh” dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Huỳnh Thành Đạt và PGS.TS. Lương Thanh Cường.

IMGP0973

Quang cảnh lễ bảo vệ luận án của Nghiên cứu sinh Nguyễn Minh Huyền Trang.

Hội đồng đánh giá luận án gồm 07 thành viên, đến từ Học viện Hành chính Quốc gia, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Chính trị khu vực I, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tham dự Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Nguyễn Minh Huyền Trang còn có TS. Lê Thanh Huyền, Trưởng ban, Ban Quản lý đào tạo, Học viện Hành chính Quốc gia; các thầy giáo, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp, người thân của NCS.

IMGP0986

PGS.TS. Nguyễn Bá Chiến, Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia – Chủ tịch Hội đồng chủ trì.

IMGP0969

TS. Lê Như Phong, P. Trưởng phòng phụ trách, điều hành Phòng QLĐT sau đại học, Ban Quản lý Đào tạo công bố Quyết định và giới thiệu thành viên HĐ và đại biểu tham dự.

Hội đồng thông qua lý lịch khoa học, thành tích nghiên cứu, quá trình học tập và kết quả nghiên cứu khoa học của Nghiên cứu sinh Nguyễn Minh Huyền Trang. Tất cả các thành viên trong Hội đồng đánh giá cao năng lực nghiên cứu và những kết quả đạt được của Nghiên cứu sinh trong thời gian qua.

IMGP1043

PGS.TS. Đặng Khắc Ánh, Trưởng khoa, Khoa Quản lý xã hội, Học viện Hành chính Quốc gia – Thư ký Hội đồng trình bày lý lịch khoa học của Nghiên cứu sinh.

Đề tài nghiên cứu của Nghiên cứu sinh Nguyễn Minh Huyền Trang nhằm mục đích cung cấp những luận cứ khoa học về lý luận và thực tiễn để tăng cường QLNN đối với cơ sở giáo dục đại học công lập trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh.

IMGP0998

Nghiên cứu sinh Nguyễn Minh Huyền Trang trình bày kết quả nghiên cứu.

Sau phần trình bày báo cáo tóm tắt về đề tài nghiên cứu của Nghiên cứu sinh, Hội đồng đã đưa ra nhiều đánh giá và ý kiến đóng góp hiệu quả mang tính khoa học cao, về cả hình thức trình bày lẫn nội dung nghiên cứu của đề tài. Đánh giá về Luận án, Hội đồng nhận định luận án có giá trị cả về lý luận và thực tiễn.

IMGP1021

PGS.TS. Đỗ Thị Hải Hà, Trưởng khoa, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân – Phản biện 1 trình bày ý kiến nhận xét đối với luận án của Nghiên cứu sinh.

Thứ nhất, Luận án đã đưa ra quan điểm về QLNN đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 là hoạt động quản lý của nhà nước trong đó đảm bảo hoàn thiện hành lang pháp lý phù hợp, xây dựng những định hướng cơ bản để đưa các cơ sở giáo dục đại học phát triển mạnh mẽ bền vững trong cuộc CMCN 4.0, thông qua đổi mới công nghệ, cải thiện hệ thống kết nối thông tin, tiết kiệm chi phí, tăng năng lực và khả năng tham gia của các cơ sở giáo dục đại học trong xu thế phát triển chung của toàn cầu.

IMGP1024

PGS.TS. Lê Thị Hương, nguyên Trưởng khoa, Khoa Nhà nước và Pháp luật, Học viện Hành chính Quốc gia – Phản biện 2 trình bày ý kiến nhận xét đối với luận án của Nghiên cứu sinh.

Thứ hai, Luận án đã làm rõ thêm lý luận của QLNN về giáo dục đại học, về các cơ sở giáo dục đại học công lập, tác động của cuộc CMCN 4.0 đến QLNN đối với các cơ sở giáo dục đại học từ kinh nghiệm, thực tiễn của các nước trên thế giới với giá trị tham khảo cho giáo dục đại học Việt Nam. Đồng thời, Luận án đã đưa ra những dự báo về tác động và ảnh hưởng cũng như những bài học kinh nghiệm thực tiễn cho hoạt động QLNN đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập tại Việt Nam.

IMGP1027

PGS.TS. Trương Quốc Chính, Trưởng khoa, Học viện Chính trị khu vực I – Phản biện 3 trình bày ý kiến nhận xét đối với luận án của Nghiên cứu sinh.

Thứ ba, Luận án đã nêu lên những điểm nổi bật của hệ thống các cơ sở giáo dục đại học của cả nước nói chung và cụ thể tại Tp.HCM. Từ đó, trên cơ sở các số liệu khảo sát và thu thập được, Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập trong bối cảnh và tác động của cuộc CMCN 4.0 ở quy mô cả nước nói chung và tại Tp.HCM nói riêng, từ đó chỉ ra những kết quả đạt được, những nguyên nhân, hạn chế của QLNN đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập, cùng với hoạt động tổng hợp thực tiễn, đưa ra định hướng phát triển có liên quan đến QLNN đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0.

IMGP1036

TS. Trần Văn Tùng, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ – Thành viên Hội đồng trình bày ý kiến nhận xét đối với luận án của Nghiên cứu sinh.

Thứ tư, Luận án đưa ra quan điểm đổi mới QLNN đối với cơ sở giáo dục đại học công lập trong bối CMCN 4.0 – Từ thực tiễn Tp.HCM. Trong đó, Luận án đã nêu lên quan điểm đổi mới chính sách quản lý đối với lĩnh vực phù hợp với xu thế chung của cuộc CMCN 4.0; Định hướng xây dựng và thống nhất tiêu chí phát triển các cơ sở giáo dục đại học nói riêng ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0. Đây là những nội dung quan trọng có thể dung làm căn cứ xác định phương hướng, giải phải nhằm tăng cường QLNN đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 từ thực tiễn Tp.HCM.

IMGP1038

TS. Nguyễn Đức Cường, Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo - Thành viên Hội đồng trình bày ý kiến nhận xét đối với luận án của Nghiên cứu sinh.

Thứ năm, Nghiên cứu sinh đề xuất 9 nhóm giải pháp đổi mới QLNN đối với cơ sở giáo dục đại học công lập trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 – Từ thực tiễn tại Tp.HCM, đó là: (1) Đảm bảo các điều kiện cần thiết để đáp ứng yêu cầu hoạt động của các cơ quan QLNN đối với các cơ sở giáo dục đại học; (2) Hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan; (3) Nâng cao chất lượng công tác nguồn nhân lực trong lĩnh vực quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập; (4) Tăng cường đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động cho các cơ sở giáo dục đại học công lập; (5) Nâng cao nhận thức của xã hội về cuộc CMCN 4.0 nhằm phát huy vai trò, hiệu quả QLNN đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập; (6) Hỗ trợ nguồn lực cần thiết nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học công lập trong bối cảnh CMCN 4.0; (7) Ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số tromg hoạt động quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập; (8) Huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hợp tác vì mục tiêu phát triển nhanh bền vững giáo dục đại học Việt Nam; (9) Xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động QLNN đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập.

Luận án được các thành viên Hội đồng nhất trí thông qua với số phiếu đạt 07/07 thành viên Hội đồng tham dự.

IMGP1054

PGS.TS. Nguyễn Bá Chiến, Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia tặng hoa chúc mừng Nghiên cứu sinh Nguyễn Minh Huyền Trang.

Kết thúc buổi bảo vệ Luận án tiến sĩ cấp Học viện, Nghiên cứu sinh Nguyễn Minh Huyền Trang đã gửi lời cảm ơn chân thành đến Hội đồng đánh giá về những ý kiến khoa học vô cùng hữu ích; cảm ơn các thầy cô Ban Quản lý đào tạo, Khoa Quản lý xã hội, Học viện Hành chính Quốc gia, các thầy hướng dẫn và gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ để Nghiên cứu sinh hoàn thành tốt luận án của mình./.

Một số hình ảnh tại Lễ bảo vệ luận án của NCS Nguyễn Minh Huyền Trang:

IMGP1046

PGS.TS. Huỳnh Thành Đạt, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ – Đại diện người hướng dẫn khoa học phát biểu.

IMGP1059

Hội đồng tặng hoa chúc mừng NCS Nguyễn Minh Huyền Trang.

Như Ngọc

Comments are closed.