Bảo vệ Luận án tiến sĩ Quản lý công: “Quản lý nhà nước về môi trường biển ở Việt Nam”

(napa.vn) – Sáng ngày 22/3/2024, tại Hà Nội, Học viện Hành chính Quốc gia tổ chức Hội đồng đánh giá Luận án tiến sĩ cấp Học viện của nghiên cứu sinh Hoàng Nhất Thống, ngành Quản lý công, mã số 9340403, với đề tài “Quản lý nhà nước về môi trường biển ở Việt Nam” dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi và PGS.TS. Trần Thị Cúc.

2D3A5138

PGS.TS. Đặng Khắc Ánh , Trưởng khoa, Khoa Quản lý xã hội, Học viện Hành chính Quốc gia, Chủ tịch Hội đồng phát biểu.

Hội đồng thông qua lý lịch khoa học, thành tích nghiên cứu, quá trình học tập và kết quả nghiên cứu khoa học của Nghiên cứu sinh Hoàng Nhất Thống.

2D3A5118

 Nghiên cứu sinh Hoàng Nhất Thống trình bày kết quả nghiên cứu.

Đề tài nghiên cứu của Nghiên cứu sinh Hoàng Nhất Thống với mục đích là: Làm sáng tỏ được cơ sở khoa học trong QLNN về môi trường biển ở Việt Nam; đánh giá thực trạng QLNN về môi trường biển ở Việt Nam; đưa ra được các phương hướng và đề xuất được các nhóm giải pháp tương ứng để cải thiện công tác QLNN về môi trường biển ở Việt Nam trong thời gian tới.

2D3A5067

Toàn cảnh buổi Hội đồng bảo vệ luận án.

Nghiên cứu luận án: Quản lý nhà nước về môi trường biển ở Việt Nam, tác giả đã triển khai các nội dung sau:

Luận án đã phân tích tổng quan về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến quản lý nhà nuớc đối với môi truờng biển trong và ngoài nước để xác định những “khoảng trống” cần phải nghiên cứu tiếp tục dưới góc độ khoa học quản lý công và thực tiễn quản lý nhà nước về môi trường biển ở Việt Nam. Trong đó, vấn đề quản lý môi truờng biển được đặt trong khuôn khổ quản lý nhà nước về biển và hải đảo theo phương thức tổng hợp và thống nhất: vấn đề thực thi chính sách, pháp luật về môi trường biển và cơ chế phối hợp liên ngành, liên cơ quan.

Luận án đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở khoa học quản lý nhà nước về môi truờng biển ở Việt Nam trong bối cảnh quốc tế và khu vực; tạo lập được khung lý thuyết của quản lý nhà nước về môi trường biển ở Việt Nam với việc phân tích làm rõ được khái niệm mới “quaản lý nhà nước về môi trường biển” và một số khái niệm liên quan; làm rõ sự cần thiết, xác định 8 nguyên tắc, 4 đặc điểm chủ yếu, 9 nội dung quản lý và 7 yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về môi trường biển ở Việt Nam.

Thông qua việc phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về môi truờng biển ở Việt Nam, luận án đã chỉ ra một số vấn đề quan tâm trong quản lý nhà nước về môi trường biển, nhấn mạnh đến ô nhiễm biển: góp phần cung cấp các bài học kinh nghiệm cho Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng như các địa phương có biển tham khảo trong quản lý môi trường biển.

Luận án đã nhận diện những thuận lợi và khó khăn, cũng như đã chỉ ra những hạn chế, bất cập và các nguyên nhân tương ứng đối với từng nôi dung quản lý nhà nước về môi trường biển ở Việt Nam đến nay. Từ đó, chỉ ra những yêu cầu cấp bách trong quản lý nhà nước về môi trường biển cần ưu tiên giải quyết trong thời gian tới ở nước ta.

Từ thực tiễn quản lý nhà nước về môi trường biển ở Viêt Nam, kết quả khảo sát và trên sở quan điểm của Đảng và Nhà nước, phương hướng hành đông của Chính phủ về quản lý môi trường biển đến năm 2030, tác giả luân án đã đề xuất 6 nhóm giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về môi trừờng biển ở Việt Nam trong thời gian tới.

2D3A5062-COLLAGE (1)

Các thành viên Hội đồng trình bày ý kiến nhận xét đối với luận án của Nghiên cứu sinh.

Sau phần trình bày báo cáo tóm tắt về đề tài nghiên cứu của Nghiên cứu sinh, Hội đồng đã đưa ra nhiều đánh giá và ý kiến đóng góp hiệu quả mang tính khoa học cao, về cả hình thức trình bày lẫn nội dung nghiên cứu của đề tài. Đánh giá về Luận án, Hội đồng nhận định luận án có giá trị cả về lý luận và thực tiễn. 

Luận án được các thành viên Hội đồng nhất trí thông qua với số phiếu đạt 07/07 thành viên Hội đồng tham dự.

2D3A5155

TS. Lê Như Phong, Phó Trưởng phòng, phụ trách Phòng Quản lý đào tạo sau đại học, Ban Quản lý đào tạo – đại diện cơ sở đào tạo tặng hoa chúc mừng Nghiên cứu sinh Hoàng Nhất Thống.

Kết thúc buổi bảo vệ Luận án tiến sĩ cấp Học viện, Nghiên cứu sinh Hoàng Nhất Thống đã gửi lời cảm ơn chân thành đến Hội đồng đánh giá về những ý kiến khoa học vô cùng hữu ích; cảm ơn các thầy cô Học viện Hành chính Quốc gia, các thầy hướng dẫn và gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ để Nghiên cứu sinh hoàn thành tốt luận án của mình./.

2D3A5182

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.

Như Ngọc

Comments are closed.