Công đoàn Học viện Hành chính Quốc gia khảo sát, nghiên cứu, tìm hiểu truyền thống yêu nước và cách mạng ở các tỉnh khu vực miền Trung

Thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chấp hành Đảng bộ Học viện, chương trình công tác của Ban chấp hành Công đoàn Học viện, từ ngày 19/3 đến ngày 21/3/2021, Công đoàn Học viện Hành chính Quốc gia tổ chức chuyến đi thực tế khảo sát, nghiên cứu, tìm hiểu truyền thống yêu nước và cách mạng ở các tỉnh khu vực miền Trung do đồng chí Bùi Huy Tùng, Đảng ủy viên, Chủ tịch Công đoàn Học viện làm Trưởng đoàn.

Tham gia Đoàn công tác có đồng chí Đặng Xuân Hoan – Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện; Phó Giám đốc Học viện Nguyễn Đăng Quế; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ Học viện; lãnh đạo quản lý từ cấp phó trưởng phòng và tương đương trở lên; các đồng chí trong Ban Chấp hành Công đoàn Học viện, Ban Chấp hành Công đoàn bộ phận Học viện, Tổ trưởng, Tổ phó Tổ Công đoàn thuộc và trực thuộc; Ban Chấp hành Nữ công Học viện, Ban Chấp hành Nữ công bộ phận Học viện, Tổ trưởng, Tổ phó Tổ Nữ công thuộc và trực thuộc; Bí thư, Phó Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Học viện; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh Học viện.

Nhân dịp trọng đại kỷ niệm 131 năm ngày sinh nhật Bác, 110 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, 64 năm ngày Bác Hồ trở về thăm quê hương lần thứ nhất, Đoàn đã đến dâng hương tại khu di tích quốc gia đặc biệt là nhà Bác Hồ tại làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An – một làng quê thơm ngát hương sen với những hình ảnh thân yêu gần gũi trên mảnh đất miền Trung đầy nắng gió, nơi Bác Hồ sinh ra, lớn lên và gắn bó suốt thời thơ ấu. Ngôi nhà tranh đơn sơ là món quà mà dân làng cắt đất, dựng nhà ban mừng cho cụ Nguyễn Sinh Sắc khi ông đỗ Phó bảng khoa Tân Sửu (năm 1901). IMG_1999

IMG_2007

IMG_2014

IMG_2018Đoàn dâng hương, dâng hoa tại nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng, Liệt sỹ.

 IMG_20210319_151542Đoàn Học viện Hành chính Quốc gia nghe giới thiệu về khu di tích quốc gia đặc biệt tại làng Sen – quê nội Bác Hồ.

Cuộc chiến tranh trường kì và gian khổ qua đi, đã để lại dấu ấn trên mỗi gương mặt chúng ta, trong mỗi gia đình người Việt Nam, những vết thương lòng còn đọng mãi. Hàng triệu người đã tham gia cuộc chiến, cả triệu người ngã xuống. Trong đó có hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến của đoàn 559 Bộ đội Trường Sơn, đã anh dũng chiến đấu, hy sinh suốt 16 năm trời trên tuyến đường được mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn là nơi yên nghỉ của 10.263 Anh hùng, Liệt sỹ. Đến đặt lễ và dâng hoa, dâng hương, tưởng niệm, tri ân các Anh hùng, Liệt sỹ, TS. Đặng Xuân Hoan và TS. Nguyễn Đăng Quế thay mặt tập thể Đảng ủy, Ban Giám đốc và toàn thể viên chức, người lao động Học viện Hành chính Quốc gia đã ra tháp chuông thỉnh 9 tiếng chuông, kính cẩn báo cáo trước anh linh các Anh hùng, Liệt sỹ hội tụ về khu trung tâm hành lễ để minh chứng cho lòng thành tâm của Đoàn.

IMG_2164TS. Đặng Xuân Hoan và TS. Nguyễn Đăng Quế thỉnh chuông tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn.

“Rừng Trường Sơn ngút ngàn. Núi Trường Sơn trùng điệp. Sự tích Trường Sơn hào hùng. Linh khí Trường Sơn hội tụ”.

Dưới tán bồ đề xanh huyền thoại, trước đài tưởng niệm sáng quang vinh, trước anh linh các anh hùng, liệt sĩ, trong thời khắc kính trọng và trang nghiêm, để tỏ lòng tôn kính và tri ân các anh hùng, liệt sĩ, tập thể Học viện Hành chính Quốc gia đã dâng lên những nén hương thơm và những bông hoa tươi thắm, thể hiện tấm lòng tri ân đối với các anh hùng, liệt sĩ đang yên nghỉ tại nơi đây, cầu mong hương hồn các anh hùng, liệt sĩ giáng lâm an tọa, phù thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật và phù hộ độ trì cho quốc thái dân an, mưu thuận gió hòa, đời sống nhân dân được ấm no hạnh phúc.

 IMG_2174

IMG_2250

IMG_2236

IMG_2252

IMG_2279Tập thể Học viện dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ các Anh hùng, Liệt sỹ đang yên nghỉ tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn.

Lưu bút trong sổ lưu niệm tại nhà tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn, thay mặt tập thể Học viện Hành chính Quốc gia, TS. Đặng Xuân Hoan xúc động viết: “Tập thể Đảng bộ, Công đoàn và viên chức, người lao động của Học viện Hành chính Quốc gia bày tỏ sự tri ân đối với các Anh hùng, Liệt sỹ đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Kính mong các Anh hùng, Liệt sỹ an nghỉ nơi vĩnh hằng phù hộ cho toàn dân tộc Việt Nam phát triển bền vững, phồn vinh”.

“Có người lính, mùa thu ấy ra đi từ mái tranh nghèo. Có người lính, mùa xuân ấy ra đi từ đó không về… Việt Nam ơi! Việt Nam! Ngọn núi nơi anh ngã xuống, rực cháy lên màu hoa đỏ phía rừng xa. Rực cháy lên màu hoa đỏ trước hoàng hôn…”. Những lời ca da diết, xúc động đã được vang lên trong không khí trang nghiêm, trong khói hương trầm mặc, kính dâng lên hương hồn các Anh hùng, Liệt sỹ tỏ lòng tưởng nhớ, tri ân và tôn vinh các anh. IMG_20210321_080010Giảng viên Nguyễn Mạnh Chủ mang lời ca, tiếng hát kính dâng lên hương hồn các Anh hùng, Liệt sỹ.

Trong chuyến hành trình khảo sát, nghiên cứu, tìm hiểu truyền thống yêu nước và cách mạng ở các tỉnh khu vực miền Trung, điểm dừng chân tiếp theo của Đoàn Học viện Hành chính Quốc gia là Nghĩa trang Quốc gia Đường 9. Nghĩa trang liệt sỹ Đường 9 nằm bên cạnh Quốc lộ 9, cách trung tâm thành phố Đông Hà khoảng 6km về phía Tây. Nghĩa trang liệt sĩ Đường 9 là nơi yên nghỉ của hơn 9.500 Anh hùng, Liệt sỹ thuộc bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích và thanh niên xung phong đã từng chiến đấu, phục vụ chiến đấu trên mặt trận Đường 9 và trên đất Lào trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ. Trong đó có 3.227 mộ liệt sỹ được xác định đầy đủ tên tuổi quê quán, được mai táng theo từng tỉnh thành, có 785 mộ xác định chưa đầy đủ, còn lại chưa rõ tên tuổi.

IMG_2301TS. Đặng Xuân Hoan và TS. Nguyễn Đăng Quế thỉnh chuông tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Đường 9.

 IMG_2307

20210321_093904Tập thể Học viện dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ các Anh hùng, Liệt sỹ đang yên nghỉ tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Đường 9.

 “Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi

Cho đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ

Trời Quảng Trị trong xanh và lộng gió

Dẫu ồn ào đừng lay mạnh hàng cây.

Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi

Thành cổ rộng sao đồng đội tôi nằm chật

Mỗi tấc đất là một cuộc đời có thật

Cho tôi hôm nay đến nghẹn ngào”…

Chiến tranh đã đi qua nhưng những dư âm của nó vẫn còn mãi cho đến bây giờ. Đâu đó dưới sông Thạch Hãn, hay dưới những thảm cỏ xanh kia là máu xương của hàng ngàn chiến sỹ giải phóng quân trên khắp cả nước và đồng bào Quảng Trị. Để cho đến bây giờ, mỗi lần nhắc đến Thành cổ, trong trái tim người dân Quảng Trị cũng như trong trái tim những ai đã từng sống và chiến đấu trên mảnh đất này đều khắc khoải, bồi hồi, tự hào về một quá khứ hào hùng nhưng cũng đầy mất mát và hy sinh. Các anh hy sinh nhưng hài cốt các anh không còn được nguyên hình hài nữa, bởi máu và xương thịt của các anh đã hòa vào lòng đất. Vì vậy từng tấc đất, cành cây, ngọn cỏ hay mỗi bước chân trên Thành cổ đều thấm máu biết bao chiến sỹ, đồng bào cả nước và nhân dân Quảng Trị anh hùng. Đến dâng hương tại đài tưởng niệm các Anh hùng, Liệt sỹ trên Thành cổ Quảng Trị, Đoàn Học viện Hành chính Quốc gia đã được lắng nghe phần lịch sử đầy oai hùng của cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị kéo dài 81 ngày đêm (từ ngày 28/6 đến ngày 16/9/1972). Nghĩa trang không có nấm mồ, chỉ có đài tưởng niệm được mô hình hóa thành một nấm mồ chung cho hàng ngàn chiến sỹ, đồng bào cả nước đã mãi mãi yên nghỉ ở mảnh đất này. IMG_2449Tập thể Học viện dâng hương, dâng hoa tại Thành cổ Quảng Trị.

IMG_2579

IMG_2585Đoàn thăm quan Thành cổ và Bảo tàng Thành cổ Quảng Trị.

Võ Nguyên Giáp – Vị anh hùng dân tộc, Đại tướng đầu tiên của nước Việt Nam đã ra đi nhưng những chiến công lịch sử, những công lao vĩ đại của ông sẽ mãi đọng lại trong ký ức của người Việt Nam.  Ông là một nhà chỉ huy quân sự và nhà hoạt động chính trị lỗi lạc. Là đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông chỉ huy chính trong chiến tranh Đông Dương (1946–1954) và chiến tranh Việt Nam (1960–1975). Ông tham gia vào nhiều chiến dịch quan trọng như Chiến dịch Biên giới thu đông 1950, Trận Điện Biên Phủ (1954), Chiến dịch Tết Mậu Thân (1968), Chiến dịch năm 1972, Chiến dịch Hồ Chí Minh. Ông là nhà chỉ huy quân sự nổi bật nhất bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt cuộc chiến và lãnh đạo nhiều chiến dịch lớn cho đến khi chiến tranh kết thúc. Ông từng là một giáo viên dạy sử, nhà báo và từng giữ các chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đến viếng thăm phần mộ, nơi yên nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại ngọn núi Thọ, mũi Rồng ở vùng biển Vũng Chùa – Đảo Yến thuộc dãy Hoành Sơn đâm ngang ra biển, Đoàn Học viện Hành chính Quốc gia đã dâng hương, dâng hoa và dành một phút mặc niệm tưởng nhớ công lao của vị Đại tướng vĩ đại của dân tộc.

IMG_2620

IMG_2633Tập thể Học viện dâng hương, dâng hoa viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Chương trình sinh hoạt thực tế về nguồn khảo sát, nghiên cứu, tìm hiểu truyền thống yêu nước và cách mạng ở các tỉnh khu vực miền Trung của Công đoàn Học viện Hành chính Quốc gia là hoạt động mang ý nghĩa sâu sắc, giáo dục đạo đức cách mạng, thể hiện lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của tập thể lãnh đạo, viên chức và người lao động của Học viện đối với các thế hệ cha anh, các anh hùng liệt sỹ, các chiến sỹ cách mạng và đồng bào yêu nước đã chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, vì cuộc sống thanh bình, hạnh phúc của Nhân dân; thêm vững tin vào con đường mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn.

Như Ngọc

Comments are closed.