Hội thảo Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức

(napa.vn) – Sáng ngày 24/3/2022, tại Hà Nội, Học viện Hành chính Quốc  gia tổ chức Hội thảo Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức.

PGS.TS. Lương Thanh Cường, Phó Giám đốc Học viện chủ trì Hội thảo.

IMG_2711

PGS.TS. Lương Thanh Cường phát biểu khai mạc Hội thảo.

Tham dự Hội thảo có: TS. Nguyễn Đăng Quế – Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Giám đốc điều hành Học viện; GVCC. TS. Đặng Xuân Hoan, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Học viện; lãnh đạo các đơn vị thuộc, trực thuộc Học viện; Ban Soạn thảo Chương trình; các giảng viên, các nhà khoa học trong và ngoài Học viện.

Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Screenshot (373)

Các đại biểu tham dự Hội thảo theo hình thức trực tuyến.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS. Lương Thanh Cường, Phó Giám đốc Học viện cho biết, các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức được biên soạn lại do sự thay đổi về thời lượng bồi dưỡng theo quy định tại Nghị định số 89/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; đồng thời do sự thay đổi bối cảnh trong nước và quốc tế đòi hỏi các chương trình bồi dưỡng cần được biên soạn lại cho phù hợp với tình hình mới.

Các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức (chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp) được biên soạn theo nguyên tắc bám sát vào tiêu chuẩn, chức trách, nhiệm vụ của từng vị trí; bám sát vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan tới từng vị trí việc làm; chương trình mới được biên soạn trên cơ sở kế thừa những nội dung còn phù hợp với thời điểm hiện tại ở những chương trình trước, đồng thời có rà soát, điều chỉnh để giảm thiểu sự trùng lặp giữa các chương trình và trong cùng một chương trình với nhau; chương trình thiết kế phù hợp với từng tiêu chuẩn ngạch công chức.

Để Hội thảo diễn ra thành công, PGS.TS. Lương Thanh Cường đề nghị các đại biểu tham dự tập trung thảo luận các nội dung chính, như: mức độ phù hợp của chương trình với đối tượng bồi dưỡng; độ trùng lặp giữa các chương trình cũng như trong cùng một chương trình; tính cân đối của chương trình: lý thuyết và thảo luận, kiến thức và kỹ năng; đồng thời đề xuất, gợi mở những ý tưởng, những nội dung mới.

Tại Hội thảo, các đại biểu, các nhà khoa học tham dự đã có nhiều ý kiến đóng góp chuyên môn sâu sắc và gợi mở.

Hội thảo đã nhận được 21 ý kiến phát biểu trực tiếp đến từ các khoa chuyên môn, các Phân viện, Viện trực thuộc Học viện và ý kiến của các đại biểu, các nhà khoa học trong Học viện. Cụ thể như sau:

Chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên:

Tran Thi Hai Yen

TS. Trần Thị Hải Yến, Khoa Nhà nước, Pháp luật và Lý luận cơ sở phát biểu tại Hội thảo.

Tham gia phát biểu tại Hội thảo, đại diện Khoa Nhà nước, Pháp luật và Lý luận cơ sở, TS. Trần Thị Hải Yến đã trình bày ý kiến đóng góp của cá nhân và 03 giảng viên trong Khoa. Cụ thể: (1) TS. Bùi Thị Thanh Thúy đánh giá cao tính phù hợp, tính khoa học, tính cân đối, tính ứng dụng của chương trình, hình thức khoa học, ngôn ngữ chính xác. TS. Bùi Thị Thanh Thúy đề xuất chương trình nên cân nhắc bổ sung thêm một chuyên đề về pháp luật trong phần kiến thức chung; (2) Góp ý về chuyên đề “Đạo đức công vụ”, ThS. Nguyễn Thị Thu Hằng cho rằng nội dung, thời gian, thời lượng chuyên đề phù hợp với mục tiêu bồi dưỡng ngạch chuyên viên; chuyên đề có sự cân đối giữa lý thuyết và thực hành; đáp ứng được yêu cầu thực tiễn công việc của học viên; (3) Với chuyên đề “Đạo đức công vụ”, ThS. Nguyễn Thị Hồng đề xuất nên kết hợp chuyên đề “Công vụ, công chức” và “Đạo đức công vụ” để học viên học lý thuyết và thảo luận một nội dung xuyên suốt sâu hơn; (4) Góp ý chuyên đề 3 “Công vụ, công chức”, TS. Trần Thị Hải Yến đề xuất: Mục 1: Những vấn đề chung về công vụ nên bổ sung các mô hình công vụ điển hình trên thế giới (mô hình công vụ chức nghiệp và mô hình công vụ việc làm) và bổ sung thêm Mục 3: Cải cách chế độ công vụ.

Le Hong Hanh

ThS. Lê Hồng Hạnh, Khoa Khoa học hành chính và Tổ chức nhân sự phát biểu tại Hội thảo.

Đại diện cho Khoa Khoa học hành chính và Tổ chức nhân sự phát biểu tại Hội thảo, ThS. Lê Hồng Hạnh đề xuất nên cân nhắc lồng ghép hai chuyên đề “Công vụ, công chức” và “Đạo đức công vụ” thành một chuyên đề, tránh sự trùng lặp; lồng ghép một số chuyên đề kỹ năng; cân nhắc tên gọi chuyên đề “Kỹ năng phân tích, giải quyết tình huống pháp lý trong quản lý hành chính nhà nước”; cần đưa ra tên cụ thể cho chuyên đề báo cáo thực tế; cân nhắc kết hợp giữa kiểm tra trắc nghiệm và kiểm tra tự luận.

Screenshot (390)

TS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Khoa Quản lý nhà nước về Xã hội phát biểu tại Hội thảo.

Đóng góp các ý kiến nhằm đề xuất các nội dung biên soạn Chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên, đại diện Khoa Quản lý nhà nước về Xã hội phát biểu tại Hội thảo, TS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt kiến nghị, đề xuất sửa đổi một số nội dung trong Phần a2. Công chức. Đồng thời, TS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt đã trình bày các ý kiến tham luận của các giảng viên trong khoa: TS. Hoàng Sỹ Kim và TS. Đào Ngọc Thủy.

Diu Duc Ha

TS. Dìu Đức Hà, Khoa Quản lý nhà nước về Kinh tế và Tài chính công phát biểu tại Hội thảo.

Thay mặt các giảng viên Khoa Quản lý nhà nước về Kinh tế và Tài chính công, TS. Dìu Đức Hà đã trình bày tham luận của TS. Nguyễn Thị Thu Hà và ThS. Phạm Thị Thanh Băng góp ý chuyên đề “Tổng quan quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ”; ThS.GVC. Khuất Việt Hải góp ý chuyên đề “Kỹ năng quản lý thời gian”.

Le Van Mao

ThS. Lê Văn Mão, Phân viện Học viện tại thành phố Huế phát biểu tại Hội thảo.

Đại diện cho Phân viện Học viện tại thành phố Huế, ThS. Lê Văn Mão đã trình bày góp ý của các giảng viên, các nhà khoa học: ThS. Phan Nguyễn Cẩm Tú, ThS. Phan Thị Ngọc Anh, TS. Vũ Hoàng Mạnh Trung, ThS. Trịnh Thị Phúc… Đa phần các giảng viên đều thống nhất về mục tiêu, đối tượng, nội dung của chương trình, đồng thời cũng có một số ý kiến bổ sung thêm các chuyên đề kỹ năng, chuyên đề báo cáo, hình thức kiểm tra và thời lượng chung của khóa học.

Duong Van Ninh

ThS. Dương Văn Ninh, Phân viện Học viện khu vực Tây Nguyên phát biểu tại Hội thảo.

Chia sẻ tại Hội thảo về các nội dung liên quan Chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên, ThS. Dương Văn Ninh, Phân viện Học viện khu vực Tây Nguyên đề xuất cần đổi mới căn bản việc thiết kế chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên theo phương pháp CDIO; rà soát các nội dung trong chương trình theo hướng giảm thời lượng các chuyên đề lý thuyết, tăng thời lượng các chuyên đề thực hành…

Chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính:

Screenshot (410)

ThS. Nguyễn Thị Quyên, Khoa Văn bản và Công nghệ hành chính phát biểu tại Hội thảo.

Góp ý cho chuyên đề “Kỹ năng làm việc trong môi trường văn hóa” thuộc chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính, ThS. Nguyễn Thị Quyên đánh giá cao tính phù hợp, tính khoa học, tính cân đối, tính ứng dụng của chuyên đề; đồng thời kiến nghị sửa một số nội dung trong phần “Tổng quan về môi trường làm việc đa văn hóa” và đề xuất bổ sung kỹ năng thích ứng với môi trường đa văn hóa.

ThS. Nguyễn Thị Quyên cũng thay mặt ThS. Hoàng Thị Kim Chi và ThS. Trần Cao Tùng tham luận tại Hội thảo; trong đó ThS. Hoàng Thị Kim Chi đề xuất chỉnh sửa lại Mục III. Phương pháp thiết kế chương trình để thống nhất với các mục khác của chương trình; ThS. Trần Cao Tùng đề xuất rà soát lại một số cách sử dụng ngôn ngữ cho chính xác.

Hoang Ngoc Au

TS. Hoàng Ngọc Âu, Khoa Quản lý nhà nước về Kinh tế và Tài chính công phát biểu tại Hội thảo.

Thay mặt Khoa Quản lý nhà nước về Kinh tế và Tài chính công, TS. Hoàng Ngọc Âu trình bày tham luận của TS. Bùi Thị Thùy Nhi, TS. Nguyễn Thị Tình và ThS. Hoàng Thị Bích Loan. ThS. Hoàng Thị Bích Loan đề xuất thêm Mục 3 “Phát triển bền vững ở Việt Nam” vào Chuyên đề 5 và sửa tên Mục 1 tại Chuyên đề 6; TS. Bùi Thị Thùy Nhi đề xuất tăng hàm lượng nội dung về Tăng trưởng kinh tế – Phát triển kinh tế, bổ sung kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và củng cố phát triển bền vững cho Chuyên đề 5 “Tổng quan về phát triển bền vững”; TS. Nguyễn Thị Tình góp ý 2 chuyên đề “Kỹ năng lập và thực hiện kế hoạch công việc” và “Quản lý nhà nước về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Dang Xuan Hoan

GVCC.TS. Đặng Xuân Hoan, nguyên Giám đốc Học viện phát biểu tại Hội thảo.

Liên quan đến chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính, TS. Đặng Xuân Hoan cho rằng nên cân nhắc tên chuyên đề Quản lý nhà nước về Kinh tế, tránh trùng lắp với chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp cũng như chương trình bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp vụ.

Ta Huong

TS. Tạ Thị Hương, Khoa Quản lý nhà nước về Xã hội phát biểu tại Hội thảo.

Phát biểu tại Hội thảo, TS. Tạ Thị Hương, Phó Trưởng khoa Khoa Quản lý nhà nước về Xã hội trình bày tham luận của TS. Vũ Thị Minh Ngọc, ThS. Phan Thị Mỹ Bình đồng thời có những kiến nghị, đề xuất của cá nhân. TS. Tạ Thị Hương cho rằng cần điều chỉnh lại nội dung Mục 3. Phương pháp thiết kế chương trình; rà soát chỉnh sửa các lỗi chính tả và một số mục trong Chuyên đề 2, 6, 8 và 11.

Chu Xuan Khanh

TS. Chu Xuân Khánh, Khoa Khoa học hành chính và Tổ chức nhân sự phát biểu tại Hội thảo.

Đóng góp cho việc biên soạn chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính, Khoa Khoa học hành chính và Tổ chức nhân sự có 04 bài tham luận của TS. Chu Xuân Khánh, TS. Đoàn Nhân Đạo, TS. Bùi Thị Ngọc Mai, ThS. Nguyễn Đức Thắng. TS. Chu Xuân Khánh đề xuất chỉnh sửa một số nội dung trong Chuyên đề 3 “Quản lý công trong xu thế phát triển” và Chuyên đề 7 “Quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực xã hội”.

Le Thi Hang

TS. Lê Thị Hằng, Khoa Nhà nước, Pháp luật và Lý luận cơ sở phát biểu tại Hội thảo.

TS. Lê Thị Hằng đề xuất cần xây dựng các bài tập tình huống để trao đổi, thảo luận trong các chuyên đề kỹ năng, tăng thời gian thảo luận và thực hành, bổ sung câu hỏi thảo luận và tài liệu tham khảo, các chuyên đề báo cáo nên được thiết kế theo hình thức tọa đàm…

TS. Lê Thị Hằng đồng thời thay mặt Khoa Nhà nước, Pháp luật và Lý luận cơ sở trình bày tham luận của ThS. Lê Ngọc Hưng, TS. Dương Thị Hà, ThS. Vũ Văn Tính.

Chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp:

Đối với chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp, Hội thảo nhận được 09 ý kiến đóng góp trực tiếp từ các giảng viên, các nhà khoa học tham dự Hội thảo.

Luu Kiem Thanh

PGS.TS. Lưu Kiếm Thanh, nguyên Phó Giám đốc Học viện phát biểu tại Hội thảo.

Góp ý cho chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp, PGS.TS. Lưu Kiếm Thanh đề xuất cần nghiên cứu đổi mới căn bản các loại chương trình bồi dưỡng hiện nay (theo ngạch và theo vị trí việc làm) sao cho đáp ứng thực sự giúp cho người học thực thi công vụ hiệu quả hơn; việc bồi dưỡng nên chia nhỏ ra nhiều lần với những người được đánh giá đảm bảo yêu cầu tiêu chuẩn của ngạch.

Huynh Van Thoi

PGS.TS. Huỳnh Văn Thới, Phó Giám đốc phụ trách Phân viện Học viện tại thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại Hội thảo.

Đối với chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp, PGS.TS. Huỳnh Văn Thới thống nhất giữ nguyên các chuyên đề có trong chương trình biên soạn năm 2020 đồng thời thống nhất chỉnh sửa chuyên đề 2, chuyên đề 12; đề nghị đổi tên chuyên đề 1; cân nhắc những nội dung trùng lặp trong chuyên đề 4…

Bui Huy Khien

PGS.TS. Bùi Huy Khiên, Khoa Khoa học hành chính và Tổ chức nhân sự phát biểu tại Hội thảo.

PGS.TS. Bùi Huy Khiên đề nghị sửa tên các mục không trùng với tên chương trình trong một vài chuyên đề; đề cương một số chuyên đề chưa rõ, cần được viết cụ thể; sửa nội dung trong các mục để tránh tình trạng lẫn lộn hoặc đề cập nội dung không đầy đủ trong mục; cần nghiên cứu bổ sung nội dung cho một số chuyên đề, tránh tình trạng nghèo nàn, chưa đầy đủ…

Le Van Khai

ThS. Lê Văn Khải, Viện Nghiên cứu Khoa học hành chính phát biểu tại Hội thảo.

ThS. Lê Văn Khải đề xuất sửa tên chuyên đề 1, chuyên đề 2, bổ sung khái niệm nền kinh tế thị trường vào phần III, chuyên đề 5.

Hoang Quang Dat

PGS.TS. Hoàng Quang Đạt phát biểu tại Hội thảo.

Ng Thi Thu Ha

PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Trưởng khoa Nhà nước, Pháp luật và Lý luận cơ sở phát biểu tại Hội thảo.

Tại Hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà thay mặt Khoa trình bày tham luận của PGS.TS. Nguyễn Thị Phượng, TS. Vũ Thị Mỹ Hằng, TS. Nguyễn Thu Huyền và TS. Dương Thị Hà.

Dang Khac Anh

PGS.TS. Đặng Khắc Ánh, Trưởng khoa Khoa Quản lý nhà nước về Xã hội phát biểu tại Hội thảo.

Theo PGS.TS. Đặng Khắc Ánh, nên cân nhắc điều chỉnh một số chuyên đề cho phù hợp với kết cấu chung của chương trình; rà soát lại chuyên đề 1 phần kiến thức chung, chuyên đề 12 phần kỹ năng; rà soát các lỗi chính tả…

Ng Ngoc Thao

TS. Nguyễn Ngọc Thao, Khoa Quản lý nhà nước về Kinh tế và Tài chính công phát biểu tại Hội thảo.

TS. Nguyễn Ngọc Thao góp ý 02 chuyên đề “Đổi mới quản lý tài chính công” và chuyên đề “Kỹ năng xây dựng, quản lý chiến lược khu vực công” và trình bày tham luận cuat TS. Bùi Thị Thùy Nhi, TS. Phạm Thị Thanh Vân.

Thieu Huy Thuat

TS. Thiều Huy Thuật, Phó Giám đốc Phân viện Học viện khu vực Tây Nguyên phát biểu tại Hội thảo.

TS. Thiều Huy Thuật đề xuất bổ sung đối tượng bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch chuyên viên cao cấp là cán bộ; đề xuất cắt giảm một số chuyên đề (chuyên đề 5 hoặc chuyên đề 8).

Luong Thanh Cuong

PGS.TS. Lương Thanh Cường kết luận Hội thảo.

Phát biểu kết luận Hội thảo, PGS.TS. Lương Thanh Cường trân trọng cảm ơn những đóng góp, những chia sẻ, những kinh nghiệm quý báu của các giảng viên, các nhà khoa học trong Học viện đã phát biểu tại Hội thảo. Trên cơ sở những ý kiến đóng góp thiết thực tại Hội thảo, PGS.TS. Lương Thanh Cường giao các nhóm biên soạn tổng hợp, cân nhắc tiếp thu, chỉnh sửa để xây dựng nội dung các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức đảm bảo đúng đối tượng, đúng mục đích, yêu cầu, nội dung phù hợp, thiết thực.

IMG_2707

Toàn cảnh Hội thảo.

Như Ngọc

Comments are closed.