Hội thảo khoa học: Góp ý Đề cương chi tiết Sổ tay phương pháp sư phạm dành cho giảng viên quản lý nhà nước

(napa.vn) – Sáng ngày 31/8/2021, tại Hà Nội, Học viện Hành chính Quốc gia tổ chức Hội thảo khoa học góp ý Đề cương chi tiết Sổ tay phương pháp sư phạm dành cho giảng viên quản lý nhà nước.

Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tuyến.

TS. Nguyễn Đăng Quế – Phó Giám đốc Học viện chủ trì Hội thảo.

Tham dự Hội thảo có: Ban Giám đốc Học viện; đại diện Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức – Bộ Nội vụ; Ban Soạn thảo; các giảng viên, các nhà khoa học trong và ngoài Học viện.

Ng Đăng Quế 3

TS. Nguyễn Đăng Quế phát biểu khai mạc Hội thảo.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Nguyễn Đăng Quế, Phó Giám đốc Học viện khẳng định, trong bối cảnh Bộ Nội vụ đã ban hành Chương trình bồi dưỡng giảng viên quản lý nhà nước theo Quyết định số 1061/QĐ-BNV ngày 08/12/2020, Sổ tay phương pháp sư phạm dành cho giảng viên quản lý nhà nước được biên soạn với mục tiêu là sự bổ sung, phát triển của tài liệu bồi dưỡng giảng viên quản lý nhà nước, là cuốn cẩm nang để giảng viên quản lý nhà nước tham khảo, có thêm tài liệu nâng cao năng lực giảng dạy.

TS. Nguyễn Đăng Quế đề nghị các đại biểu tham dự Hội thảo tập trung góp ý cho Đề cương đã được dự thảo: về kết cấu, thời lượng, về phương pháp, phạm vi và những nội dung cơ bản của chương trình. Ban Soạn thảo sẽ nghiêm túc tiếp thu ý kiến góp ý của các nhà khoa học để hoàn thiện Đề cương, trình Bộ trưởng phê duyệt và làm căn cứ để biên soạn Sổ tay phương pháp sư phạm dành cho giảng viên quản lý nhà nước.

Ng Thị Thu Vân

PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Vân phát biểu tại Hội thảo.                  

Thay mặt Ban Soạn thảo, PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Vân, Trưởng khoa, Khoa Văn bản và Công nghệ hành chính đã trình bày tóm tắt những nội dung cơ bản của Đề cương chi tiết Sổ tay phương pháp sư phạm dành cho giảng viên quản lý nhà nước.

Với mục đích cung cấp những kiến thức, kỹ năng và những kinh nghiệm cụ thể về phương pháp sư phạm cho giảng viên trong giảng dạy quản lý nhà nước, Sổ tay phương pháp sư phạm dành cho giảng viên quản lý nhà nước là cẩm nang hướng dẫn chi tiết, cụ thể cho giảng viên về: Nhận diện đối tượng người học; Lập kế hoạch bài giảng và thực hiện bài giảng; Sử dụng các phương pháp trong giảng dạy quản lý nhà nước; Giảng dạy trực tuyến và từ xa; Sử dụng các phương tiện phục vụ giảng dạy. Sổ tay cung cấp cho giảng viên một số mẫu tham khảo kế hoạch bài giảng; các tình huống sư phạm thường gặp và một số kỹ thuật bổ trợ trong giảng dạy quản lý nhà nước.

Cấu trúc Sổ tay được chia thành 05 phần: Phần 1: Tổng quan về giảng dạy các chương trình bồi dưỡng về quản lý nhà nước; Phần 2: Sử dụng các phương pháp trong giảng dạy quản lý nhà nước; Phần 3: Lập kế hoạch bài giảng và thực hiện bài giảng; Phần 4: Giảng dạy trực tuyến và từ xa; Phần 5: Sử dụng các phương tiện phục vụ giảng dạy.

Tại Hội thảo, các đại biểu tham dự đã có những ý kiến góp ý cho Đề cương.

Đa số các ý kiến góp ý đều đánh giá cao tính phù hợp của Đề cương. Đề cương sổ tay được biên soạn với 05 phần, kết cấu hợp lý với hàm lượng khoa học cao đáp ứng được mục đích cung cấp những kiến thức, kỹ năng và những kinh nghiệm cụ thể về phương pháp sư phạm cho giảng viên trong giảng dạy quản lý nhà nước.

Đồng thời, Đề cương mang tính khoa học, có tính chính xác và có sự cập nhật so với thực tiễn; nội dung Đề cương có sự cân đối giữa nội dung lý thuyết và kinh nghiệm thực tế.

Các đại biểu tham dự cũng đều nhất trí Đề cương chi tiết Sổ tay phương pháp sư phạm dành cho giảng viên quản lý nhà nước có tính ứng dụng: nội dung chương trình đáp ứng nhu cầu của đối tượng học viên là giảng viên giảng dạy về quản lý nhà nước tại các học viện, trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức các bộ, ngành; trường chính trị các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, báo cáo viên, cộng tác viên giảng dạy về quản lý nhà nước; đáp ứng với yêu cầu thực tiễn công việc; hình thức được trình bày khoa học, ngôn ngữ chính xác.

Bên cạnh đó, các đại biểu dự Hội thảo đã tham luận, góp ý nhiều ý kiến nhằm bổ sung, hoàn thiện nội dung Đề cương như: kiến nghị chỉnh sửa một số lỗi kỹ thuật về trình bày; làm rõ thêm một số khái niệm trong Đề cương để tránh nhầm lẫn và thống nhất chung trong toàn Đề cương; kiến nghị kết cấu lại một số nội dung cho phù hợp và đảm bảo tính logic, cân đối…

Với các ý kiến tham luận tại Hội thảo, TS. Nguyễn Đăng Quế đề nghị Ban Soạn thảo nghiêm túc tiếp thu, nghiên cứu, chỉnh sửa lại Đề cương cho phù hợp.

Phát biểu bế mạc Hội thảo, TS. Nguyễn Đăng Quế trân trọng cảm ơn và đánh giá cao các ý kiến phát biểu chân thành, cởi mở và đầy tâm huyết của các nhà khoa học tham dự Hội thảo đối với Đề cương chi tiết Sổ tay phương pháp sư phạm dành cho giảng viên quản lý nhà nước, coi đây là những đóng góp quan trọng và rất có ý nghĩa để nhóm tác giả biên soạn tiếp thu, nghiên cứu chỉnh sửa, bổ sung, tránh trùng lắp, nhằm đáp ứng được yêu cầu về nội dung và hình thức đối với một cuốn cẩm nang dành cho giảng viên giảng dạy về quản lý nhà nước./.

Một số hình ảnh tại Hội thảo:

1. Đào Thị Loan - Ban QLBD

ThS. Đào Thị Loan, Ban Quản lý bồi dưỡng phát biểu tại Hội thảo.

2. Đinh Thị Nguyệt - NNPL

Giảng viên Đinh Thị Nguyệt, Khoa Nhà nước, Pháp luật và Lý luận cơ sở phát biểu tại Hội thảo.

3. Ng Thanh Nga - NNPL

Giảng viên Nguyễn Thanh Nga, Khoa Nhà nước, Pháp luật và Lý luận cơ sở phát biểu tại Hội thảo.

4. PGS.TS. Ngô Thành Can KHHC&TCNS

PGS.TS. Ngô Thành Can, GVCC Khoa Khoa học hành chính và Tổ chức nhân sự phát biểu tại Hội thảo.

5. TS. Ng Thị Kim Chung

TS. Nguyễn Thị Kim Chung, Khoa Nhà nước, Pháp luật và Lý luận cơ sở phát biểu tại Hội thảo.

6. TS. Lê Toàn Thắng

TS. Lê Toàn Thắng, Trưởng khoa, Khoa Quản lý nhà nước về Kinh tế và Tài chính công phát biểu tại Hội thảo.

7. TS. Lê Thị Trâm Oanh

TS. Lê Thị Trâm Oanh, Khoa Khoa học hành chính và Tổ chức nhân sự phát biểu tại Hội thảo.

8. Phạm Thị Thúy

Giảng viên Phạm Thị Thúy, Phân viện Học viên tại thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại Hội thảo.

9. TS. Dìu Đức Hà

TS. Dìu Đức Hà, Khoa Quản lý nhà nước về Kinh tế và Tài chính công phát biểu tại Hội thảo.

10. TS. Ng Thị Hà

TS. Nguyễn Thị Hà, Phó Trưởng khoa, Khoa Văn bản và Công nghệ hành chính phát biểu tại Hội thảo.

11. Trần Thị Thoa - XN

Giảng viên Trần Thị Thoa, Khoa Quản lý nhà nước về Xã hội phát biểu tại Hội thảo.

12. Lê Hồng Hạnh

ThS. Lê Hồng Hạnh, Khoa Khoa học hành chính và Tổ chức nhân sự phát biểu tại Hội thảo.

13. Hoàng Thị Hoài - Huế

ThS. Hoàng Thị Hoài, Phân viện Học viện tại thành phố Huế phát biểu tại Hội thảo.

14. Trần Thị Minh Tâm

TS. Trần Thị Minh Tâm, Khoa Văn bản và Công nghệ hành chính phát biểu tại Hội thảo.

15. TS. Ng Quỳnh Nga

TS. Nguyễn Quỳnh Nga, Khoa Văn bản và Công nghệ hành chính phát biểu tại Hội thảo.

16. TS. Tạ Quang Tuấn

TS. Tạ Quang Tuấn, Phó Tổng Biên tập, Tạp chí Quản lý nhà nước phát biểu tại Hội thảo.

17. TS. Lê Văn Từ

TS. Lê Văn Từ, Phân viện Học viện khu vực Tây Nguyên phát biểu tại Hội thảo.

18. Ng Thị Minh

GVC. Nguyễn Thị Minh, Phân viện Học viện tại thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại Hội thảo.

Đại biểu 3

Đại biểu

Các đại biểu tham dự Hội thảo qua phần mềm Zoom.

Như Ngọc

Comments are closed.