Hội thảo khoa học: Quản lý nhà nước đối với các hiện tượng “đạo lạ” ở Việt Nam hiện nay

(napa.vn) – Chiều ngày 23/10/2024, tại Học viện Hành chính Quốc gia, Khoa Quản lý xã hội tổ chức Hội thảo khoa học: Quản lý nhà nước đối với các hiện tượng “đạo lạ” ở Việt Nam hiện nay. PGS.TS. Đặng Khắc Ánh, Trưởng khoa và TS. Tạ Thị Hương, Phó Trưởng khoa đồng chủ trì Hội thảo.

2. Quang cảnh

Quang cảnh Hội thảo.

Hội thảo tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, nhận được sự quan tâm, tham gia của các đại biểu, nhà khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thanh Xuân, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; ThS. Phạm Văn Thuận, Ban Tôn giáo Chính phủ; TS. Đỗ Thị Thanh Hương, Viện Tôn giáo và Tín ngưỡng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Cùng tham dự Hội thảo có đại diện một số đơn vị thuộc, trực thuộc Học viện; lãnh đạo, giảng viên, sinh viên Khoa Quản lý xã hội.

1

PGS.TS. Đặng Khắc Ánh, Trưởng khoa, Khoa Quản lý xã hội phát biểu khai mạc Hội thảo.

Phát biểu đề dẫn Hội thảo, PGS.TS. Đặng Khắc Ánh, Trưởng khoa, Khoa Quản lý xã hội cho biết, thời gian gần đây, các hiện tượng tôn giáo mới và hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo trái pháp luật, hay gọi là các “tà đạo”, “đạo lạ” mượn danh nghĩa các tín ngưỡng dân tộc và giáo lý, giáo luật các tôn giáo để hoạt động xuất hiện ngày càng nhiều, mở rộng địa bàn hoạt động đến nhiều tỉnh, thành phố, đã và đang tác động tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng và hợp pháp của người dân cũng như ảnh hưởng đến sự ổn định của xã hội và tình hình an ninh chính trị, an ninh trật tự. Đặc biệt, một số “tà đạo”, “đạo lạ” bị các thế lực thù địch lợi dụng nhằm mục đích chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chống phá Đảng, Nhà nước.

Việc nhận diện đúng đắn các “tà đạo”, “đạo lạ” sẽ góp phần nầng cao nhận thức của mỗi người dân, hạn chế được những tác động tiêu cực đối với đời sống vật chất, tinh thần của người dân và an ninh, an toàn xã hội. Hội thảo khoa học: Quản lý nhà nước đối với các hiện tượng “đạo lạ” ở Việt Nam hiện nay được tổ chức nhằm thảo luận, nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến “đạo lạ”, quản lý “đạo lạ”, từ đó tìm ra những định hướng, giải pháp tiếp tục tăng cường nhận thức và khả năng ứng phó trong thực tế.

3

PGS.TS. Nguyễn Thanh Xuân, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tham luận.

Tham luận Hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Thanh Xuân, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chia sẻ hướng tiếp cận và sự lý giải hiện tượng tôn giáo mới. Trong đó, nhiều vấn đề được đưa ra phân tích, làm sáng tỏ, như: phân loại hiện tượng tôn giáo mới, sự tăng giảm và địa bàn hoạt động, nguồn gốc và người sáng lập. Các hiện tượng tôn giáo mới ra đời sau, kế thừa các tôn giáo trước, tuy nhiên chưa hình thành giáo luật, lễ nghi, luật lệ, chức sắc, chưa hình thành tổ chức hoạt động…

Phân loại các hiện tượng tôn giáo mới xuất hiện ở Việt Nam hiện nay bao gồm: các nhóm liên quan đến Phật giáo và tín ngưỡng; nhóm liên quan đến tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc; nhóm liên quan đến Kitô giáo, chủ yếu là Tin Lành, nổi lên nhiều ở cộng đồng miền núi, vùng dân tộc thiểu số. Hiện tượng tôn giáo mới dù tiếp cận ở khía cạnh nào, nghiên cứu hay quản lý đều cần chú ý đến những yếu tố, như: thời gian, địa bàn, văn hóa, môi trường xã hội. Qua phân tích thực trạng hoạt động một số tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam, từ đó đặt ra những kinh nghiệm, vấn đề cần quan tâm trong quản lý nhà nước đối với hiện tượng tôn giáo mới.

4. Phạm Văn Thuận

ThS. Phạm Văn Thuận, Ban Tôn giáo Chính phủ tham luận.

Tham luận nội dung thực trạng và giải pháp quản lý nhà nước về “đạo lạ”, ThS. Phạm Văn Thuận, Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết, hiện nay, ở Việt Nam có khoảng hơn 100 hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo mới. Nhìn nhận, quản lý hiện tượng “đạo lạ” cần có định hướng ứng xử phù hợp, đánh giá khách quan, khoa học, bám sát và thực hiện nghiêm túc quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Bên cạnh đó, cần tổ chức nghiên cứu, tìm hiểu các hiện tượng liên quan tới tín ngưỡng, tâm linh một cách khoa học, qua đó tạo cơ sở lý luận và thực tiễn, đưa ra giải pháp phù hợp, kịp thời nhằm ngăn chặn, đấu tranh, giải quyết hiệu quả các vấn đề liên quan đến hiện tượng “đạo lạ”.

Một số giải pháp được ThS. Phạm Văn Thuận đề xuất: (1) Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm quản lý nhà nước về tôn giáo, phát huy các giá trị đạo đức, văn hóa dân tộc; (2) Tập trung phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân; (3) Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động mang tính chất tín ngưỡng, tâm linh. (4) Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ, phong trào tổ chức đoàn thể, cộng đồng, bảo đảm nếp sống văn minh, gia đình văn hóa tại địa phương; (5) Tạo dựng môi trường tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo lành mạnh, phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo chính thống và chức sắc tôn giáo; (6) Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng; (7) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo các cấp, đặc biệt là ở địa phương, cơ sở. (8) Kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn các hiện tượng “tà đạo”.

5. Đỗ Thị Thanh Hương

TS. Đỗ Thị Thanh Hương, Viện Tôn giáo và Tín ngưỡng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tham luận.

TS. Đỗ Thị Thanh Hương, Viện Tôn giáo và Tín ngưỡng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chia sẻ thêm góc nhìn nghiên cứu tôn giáo mới, trong đó có hiện tượng tâm linh thờ cúng Hồ Chí Minh, với nhiều nhóm đạo hoạt động dưới các tên gọi khác nhau, có mục tiêu, mục đích khác nhau. Theo quan điểm của TS. Hương, bên cạnh một số yếu tố tiêu cực, các hiện tượng tôn giáo mới cũng có nhiều tác động tích cực đến đời sống xã hội. Sự xuất hiện của các hiện tượng tôn giáo mới là vấn đề khách quan xuất phát từ tâm thức “đạo thần” của người Việt, qua đó đặt ra vấn đề thích ứng và quản lý các nhóm tôn giáo phi thiết chế trong xu hướng phát triển xã hội hiện nay. Cần phần lập từng hiện tượng để nghiên cứu cụ thể nhằm tìm ra căn nguyên, đồng thời, có ứng xử phù hợp để tránh “đẩy xa” các nhóm này ra khỏi cộng đồng, gây khó khăn trong quản lý.

6. Vũ Thế Duy

TS. Vũ Thế Duy, Khoa Quản lý xã hội tham luận.

Tham luận từ góc nghiên cứu của giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia, TS. Vũ Thế Duy, Khoa Quản lý xã hội tiếp tục khẳng định hiện tượng tôn giáo mới hay “đạo lạ” là hiện thực mang tính lịch sử và khách quan của xã hội trong quá trình vận động, phát triển. Sự xuất hiện của các hiện tượng tôn giáo mới trên thế giới cũng như ở Việt Nam một mặt đáp ứng nhu cầu đời sống tâm linh của một bộ phận người dân, song mặt khác cũng gây ra nhiều xáo trộn trong đời sống xã hội. Công tác quản lý nhà nước đối với các hiện tượng “đạo lạ” gặp nhiều thách thức, khó khăn từ nhiều phương diện, đòi hỏi các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo phải có các giải pháp mang tính chiến lược, hệ thống và đồng bộ, vừa đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân, đồng thời làm tốt công tác bảo đảm an ninh, trật tự xã hội.

7. Nghiêm Xuân Mừng

ThS. Nghiêm Xuân Mừng, Khoa Quản lý xã hội

8. Đoàn Thị Mỹ Hạnh

ThS. Đoàn Thị Mỹ Hạnh, Tạp chí Quản lý nhà nước

9

TS. Trịnh Đức Hưng, Khoa Quản lý xã hội

Hội thảo nhận được nhiều tham luận, chia sẻ, trao đổi thiết thực các yếu tố về tôn giáo, tín ngưỡng, nhận diện và đấu tranh với các hoạt động “đạo lạ”, tăng cường nhận thức về “đạo lạ”, đồng thời có những nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với các hiện tượng tôn giáo mới. Những ý kiến tham luận có giá trị cả về lý luận và thực tiễn của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà khoa học đã gợi mở, làm sáng tỏ các nội dung liên quan chủ đề Hội thảo, qua đó làm cơ sở đóng góp, xây dựng các nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng của Học viện Hành chính Quốc gia cũng như góp phần tham vấn chính sách tôn giáo, tín ngưỡng trong đó có quản lý nhà nước về hiện tượng “đạo lạ” ở Việt Nam hiện nay.

10

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.

Comments are closed.