Toạ đàm khoa học: “Những vấn đề cốt yếu đặt ra trong việc giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa – nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa – nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong hoàn thiện mô hình chủ nghĩa xã hội Việt Nam”

(napa.vn) – Chiều ngày 28/11/2023 tại Học viện Hành chính Quốc gia đã diễn ra Toạ đàm khoa học “Những vấn đề cốt yếu đặt ra trong việc giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa – nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa – nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong hoàn thiện mô hình chủ nghĩa xã hội Việt Nam”.

Chủ trì buổi tọa đàm có TS .Bùi Trường Giang Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương và TS. Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Thành viên đề tài KX.04.04/21-25.

z4925510664101_027ba62ad1013fdf70f790b371208bfb

Toàn cảnh buổi Tọa đàm.

Tham dự Toạ đàm, về phía thành viên đề tài có: PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng ban, Ban Kinh tế Trung ương; PGS.TS Nguyễn Văn Thạo, Nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; TS Nguyễn Văn Hùng, Thư ký khoa học Hội đồng Lý luận Trung ương; TS Lê Thị Thúy, Thư ký khoa học Hội đồng Lý luận Trung ương; PGS.TS. Đào Thị Phương Liên, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; ThS Nguyễn Gia Đức, Hội đồng Lý luận Trung ương; ThS Phạm Thị Huyền, Hội đồng Lý luận Trung ương.

Về phía chuyên gia, nhà khoa học có: TS. Phùng Quốc Hiển, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội; GS. Hoàng Chí Bảo, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương; PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam; PGS.TS. Trần Quốc Toản, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương; GS.TS. Võ Khánh Vinh, nguyên Phó Chủ tịch, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam; TS. Thang Văn Phúc, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ; GS.TS Trần Văn Phòng, nguyên Viện trưởng Viện Triết học Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; TS Lê Minh Nghĩa, nguyên Thư ký khoa học, Hội đồng Lý luận Trung ương; PGS.TS Nguyễn Phong Hòa, nguyên Phó Tổng Cục trưởng, Tổng Cục Cảnh sát; TS. Phạm Tuấn Khải, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ; TS. Hà Quang Ngọc, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.

Về phía Học viện Hành chính Quốc gia, Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam có: PGS.TS. Nguyễn Hữu Khiển, nguyên Phó Giám đốc điều hành Học viện Hành chính Quốc gia; PGS.TS. Nguyễn Hữu Hải, nguyên Trưởng kho,a Khoa Hành chính học, Học viện Hành chính Quốc gia; PGS.TS. Đỗ Thị Kim Tiên, Phó Trưởng khoa, Khoa Quản lý kinh tế, Học viện Hành chính Quốc gia; ThS. Phạm Quang Long, Phó Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam; TS. Bùi Huy Tùng, Trưởng ban, Ban Quản lý bồi dưỡng, Học viện Hành chính Quốc gia; TS. Ngô Minh Đức, Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam; Nguyễn Thị Kim Ngân, Hiệp hội Khoa học Hành chính Việt Nam.

 z4925510643822_a1b373872a12fdef6a0e73cbddbbd474

TS. Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Thành viên đề tài KX.04.04/21-25 phát biểu đề dẫn tại Tọa đàm.

Phát biểu đề dẫn Tọa đàm, TS. Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Thành viên đề tài KX.04.04/21-25 khẳng định hiện nay, các quốc gia muốn phát triển đều phải dựa trên 3 trụ cột: Kinh tế thị trường, Nhà nước pháp quyền và Nền dân chủ. Nghiên cứu các nền kinh tế thế giới Âu Mỹ, Đông Á, Đông Nam Á và Trung quốc, có thể thấy, việc giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và nền dân chủ là mấu chốt tạo nên sự thành công của các quốc gia phát triển. Trong kinh tế thị trường, Nhà nước với “bàn tay hữu hình”, thực hiện sứ mạng dẫn dắt, điều tiết, định hướng Thị trường thông qua các công cụ, chính sách như tài chính, tiền tệ, thuế, …; Thị trường với “bàn tay vô hình” tự điều chỉnh thông qua các quy luật khách quan, như cung- cầu, giá trị, cạnh tranh tự do, giải phóng sức xã hội và sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội. Nhưng nếu đề cao vai trò kinh tế Nhà nước sẽ dẫn tới thất bại do không phát huy được vai trò tự điều chỉnh của Thị trường thông qua “bàn tay vô hình”. Còn nếu tuyệt đối vai trò của thị trường và kinh tế tư nhân sẽ mất đi vai trò “bàn tay hữu hình” của Nhà nước, dẫn đến đầu cơ, bong bóng tài chính và khủng hoảng kinh tế theo chu kì. Trong điều kiện giá cả thế giới leo thang, cộng hưởng với một số yếu kém của Nhà nước, thì việc kết hợp hợp lý, hài hòa giữa “bàn tay hữu hình”- sự quản lý của Nhà nước và “bàn tay vô hình”-cơ chế tự điều tiết của thị trường là một điều cần thiết. Nhà kinh tế học nổi tiếng thế giới Paul Samuelson đã nói rằng: “điều hành một nền kinh tế không có Chính phủ hoặc thị trường thì cũng như định vỗ tay bằng một bàn tay, nhưng nếu không cần trọng, một cánh tay quá mạnh có thể làm “gẫy” cánh tay còn lại”.

Bên cạnh đó, nếu thiếu chú trọng xây dựng nền dân chủ, phát huy vai trò các tổ chức xã hội, thiếu quan tâm giải quyết thất nghiệp, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường,… đều dẫn tới nguy cơ thất bại, mất ổn định của nhiều quốc gia. Nhất là trong điều kiện dân trí nâng cao, hội nhập quốc tế và ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển mạng xã hội, internet, chuyển đổi số hiện nay.

 z4925510631349_1ba9d2cb65e3cbc6f703d51d8cd28f43

TS .Bùi Trường Giang Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu tại Tọa đàm.

Sự tồn tại của Thị trường có tính cạnh tranh cao thì yêu cầu Nhà nước phải mạnh. Nhà nước mạnh (hiệu lực, hiệu quả) sẽ thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển, phát huy dân chủ và ngược lại. Tuy nhiên, mức độ phát triển của kinh tế thị trường và Nền dân chủ còn phụ thuộc vào chế độ sở hữu, trình độ phát triển kinh tế, KH- KTh, giáo dục đào tạo, dân trí và thông tin- truyền thông.

Ở Việt Nam, Hội nghị Trung ương 5 khóa XII của Đảng đã chỉ đạo: “Xác định rõ và thực hiện đúng vị trí, vai trò, chức năng và mối quan hệ của Nhà nước, thị trường và xã hội phù hợp với kinh tế thị trường; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; tăng cường và giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng”. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030, khi đê cập đên các môi quan hệ lớn cũng tiếp tục khẳng định rằng: “Tiếp tục năm vững và xử lý tốt các quan hệ lớn: Quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa tuân theo các quy định thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa;… giữa Nhà nước, thị trường và xã hội…. giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ; giữa thực hành Dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội”. Đồng thời nhân mạnh: “Trong nhận thức và giải quyết các quan hệ lớn, cần chú trọng hơn đến bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; …và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân”.

Do đó, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là 3 trụ cột để phát triển đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Giải quyết các mối quan hệ của 3 trụ cột này có nhiều giải pháp. Trong đó, phải kiên định thực hiện cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ ..” và tiếp tục thực hiện quản trị quốc gia với một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, được tổ chức trên nguyên tắc “quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”, có nền hành chính quốc gia (chuyên nghiệp, hiện đại, phục vụ, hiệu lực, hiệu quả). Đồng thời, phát huy dân chủ, đề cao vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức Chính trị xã hội, tổ chức XH, XH nghề nghiệp, doanh nghiệp và người dân…

z4925510658325_42b20c9a828ff2beba0f1b1b5fa3ab6e

PGS.TS. Trần Quốc Toản, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu tại Tọa đàm.

z4925510745362_7675672568ca3b37ca5b240c06f531fb

PGS.TS. Nguyễn Hữu Hải, nguyên Trưởng khoa, Khoa Hành chính học, Học viện Hành chính Quốc gia  phát biểu tại Tọa đàm.

z4925510734640_f1bde29f9c6a7e72b24f6392e4ee1204

TS. Lê Minh Nghĩa, nguyên Thư ký khoa học, Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu tại Tọa đàm.

z4925510652206_87aca150f6f05a3f7bb7106bbcceb190

TS. Thang Văn Phúc, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ phát biểu tại Tọa đàm.

z4925510752096_3d47bbb78827827eac9086446d3a2df0

TS. Phùng Quốc Hiển, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại Tọa đàm.

z4925552232726_529b0632aca1cee7058b0dc69b8b81f6

TS. Phạm Tuấn Khải, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ phát biểu tại Tọa đàm.

Tại Tọa đàm các đại biểu, nhà khoa học đã tập trung thảo luận những vấn đề cốt yếu, căn bản trong xử lý mối quan hệ giữa 3 trụ cột này. Đó là:

Một là, quan điểm, giải pháp phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó vấn đề cốt yếu nhất là hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cụ thể là xử lý các vướng mắc bất cập, nâng cao tuổi thọ và tính chuẩn mực, sự bền vững của thể chế (chất lượng luật pháp, năng lực xây dựng và hoạch định chính sách). Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế với các tiêu chí năng suất, chất lượng, hiệu quả. Chú trọng phát triển thị trường quyền sử dụng đất, thị trường KH-CN và thị trường nguồn nhân lực, nhân tài. Tạo các đột phá trong huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Cải thiện và giải quyết các vấn đề về sở hữu, lợi ích và phân phối trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Hai là, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, để là một nhà nước mạnh, trước hết vấn đề cốt yếu nhất là cần tập trung xây dựng nền hành chính quốc gia trở thành một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả. Với các nội dung: Đổi mới tư duy về CCHC; Mô hình tổ chức và hoạt động của Chính phủ; Mô hình tổ chức và hoạt động của CQĐP phù hợp đặc điểm đô thị, nông thôn, hải đảo…; vấn đề quản trị quốc gia; cơ chế kiểm soát quyền lực? Sắp xếp các đơn vị hành chính các cấp thế nào là phù hợp và hiệu quả? Phân cấp, phân quyền giữa TW và địa phương? Phát huy trách nhiệm tự quản của CQĐP ? Tiếp tục cải cách chế độ công vụ theo vị trí việc làm (tuyển dụng, quản lý, cải cách tiền lương…); thu hút, trọng dụng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao…

Ba là, tiếp tục xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ vững niềm tin trong nhân dân, tạo sự đồng thuận xã hội. Điểm quan trọng và cốt yếu nhất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là bảo vệ và tôn trọng quyền con người (bao gồm các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoa) mà Điều 14 Hiến pháp 2013 đã quy định và mặc dù có quan hệ với quyền công dân nhưng vẫn được đặt trước quyền công dân. Trong quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp có vai trò và trách nhiệm rất quan trọng – thông qua các tổ chức này, quyền con người được thực hiện rõ rệt nhất, không chỉ dừng lại ở giám sát, phản biện xã hội, mà còn thể hiện ở sự tham gia vào hoạch định chính sách; đảm nhận một số nhiệm vụ dịch vụ hành chính công từ Nhà nước chuyển giao… Bên cạnh đó, bản thân việc hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng góp phần vào việc bảo vệ quyền con người, củng cố và phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Bốn là, thực hiện tốt cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ,..” trong điều kiện chuyển sang quản trị quốc gia và giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa 3 trụ cột. Điểm cốt yếu nhất là bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa với phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, sự tham gia của người dân, của doanh nghiệp, của các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp vào quản trị quốc gia.

Trong những vấn đề căn bản và cốt yếu nêu trên, nền hành chính quốc gia của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cần phải được nhấn mạnh nhất vì có vai trò rất quan trọng trong việc kết nồi, giải quyết mối quan hệ đối với 3 trụ cột. Hơn 30 năm thực hiện CCHC, đã có nhiều kết quả tích cực nhưng vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra chưa thực hiện được. Ví dụ như đối mới chế độ công vụ theo vị trí việc làm, nâng cao trách nhiệm của đội ngũ CBCC trong thực thi công vụ, phục vụ nhân dân; cơ chế quản lý, chính sách đãi ngộ CBCC phải phù hợp thị trường; ứng dụng công nghệ thông tin , thực hiện chuyển đổi số; đổi mới tư duy CCHC (Thời gian rất dài vẫn lấy thủ tục hành chính làm khâu đột phá). Tính hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chưa theo kịp với sự phát triển của cuộc sống. CCHC hiện nay nên đổi mới tư duy như thế nào cũng là một điểm cốt yếu, căn bản để CCHC đạt mục tiêu, xây dựng nền hành chính quốc gia, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đây là điều kiện tiên quyết thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: đơn giản, thuận lợi về thủ tục hành chính, tạo “sân chơi” bình đẳng cho tất cả mọi thành phần kinh tế hoạt động trong thị trường. Đó cũng là cơ sở để xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền con người, bảo vệ lợi ích và phục vụ người dân, doanh nghiệp; góp phần hoàn thiện và nâng cao sức mạnh của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, gắn kết tăng trưởng kinh tế với bảo đảm phát triển bền vững, tiến bộ và công bằng xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; hội nhập quốc tế. Đồng thời, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, công bằng cho mọi thành phần kinh tế, tạo động lực đổi mới sáng tạo, thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với sức cạnh tranh cao. Đây là điểm mấu chốt để giải quyết mối quan hệ giữa 3 trụ cột gắn với chuyển sang quản trị quốc gia.

 z4925509937215_a9f9d985283597e4370053091f22d14f

PGS.TS. Nguyễn Phong Hòa, nguyên Phó Tổng Cục trưởng, Tổng Cục Cảnh sát phát biểu tại Tọa đàm.

z4925509917214_4f4d745af541daa01456c8c99b3e65c4

GS.TS. Trần Văn Phòng, nguyên Viện trưởng Viện Triết học Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu tại Tọa đàm.

z4925509835219_2a35dd6cfb37481098ec492705b74181

GS. Hoàng Chí Bảo, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu tại Tọa đàm.

Phát biểu tổng kết Toạ đàm, TS. Bùi Trường Giang, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội đồng lý luận Trung ương gửi lời cảm ơn các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã đóng góp ý kiến và gửi các Chuyên đề tham luận rất tâm huyết, trách nhiệm để phục vụ cho Tọa đàm này.

 Phạm Hải Long

 

Comments are closed.