* Vai trò của thể chế HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC.
1.Cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý của nền HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC.
Hoạt động quản lý của các cơ quan HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC là sự tác động của quyền lực NHÀ NƯỚC đến các chủ thể trong xã hội: công dân và tổ chức, thể nhân hay pháp nhân, công pháp hay tư pháp (công quyền) mang đặc trưng cưỡng bức kết hợp với thuyết phục, giáo dục. HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC phải hợp pháp và đòi hỏi công dân, tổ chức xã hội phải thực hiện pháp luật.
– Thể chế HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC với một hệ thống pháp luật (bao gồm Luật, các văn bản pháp quy dưới Luật) do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành chính là cơ sở pháp lý cho các cơ quan HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC, các cấp thực hiện quản lý, bảo đảm thống nhất quản lý Nhà nước trên phạm vi quốc gia.
– Hệ thống văn bản luật ngày càng được bổ sung, hoàn chỉnh, hoàn thiện. Nhà nước ngày càng hướng đến một Nhà nước dân chủ hiện đại, pháp quyền với ý nghĩa đầy đủ của nó thì tính hiệu lực của các thể chế Nhà nước và các thể chế HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC ngày càng được nâng cao.
– Hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu lực của pháp luật là một yếu tố đảm bảo cho hệ thống HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC quản lý tốt đất nước theo hướng Nhà nước quản lý Nhà nước bằng pháp luật và mọi công dân, mọi thành phần kinh tế, mọi tổ chức xã hội bình đẳng trước pháp luật.
2.Thể chế HÀNH CHÍNH NHÀNƯỚC là cơ sở cho việc xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước.
Một trong những vấn đề quan trọng của hoạt động quản lý hành chính NHÀ NƯỚC ở mọi quốc gia là vấn đề quyền lực và sự phân chia, phân công thực thi quyền lực đó giữa các cơ quan NHÀ NƯỚC cũng như giữa các cấp chính quyền NHÀ NƯỚC.
Trong NHÀ NƯỚC hiện đại, Hiến pháp là đạo luật cơ bản xác định những thể thức giành và thực thi quyền lực chính trị và quyền lực NHÀ NƯỚC. Nó quy định về thể chế chính trị, tức là tổng thể các vấn đề nguồn gốc, chủ thể và cơ chế phân bố quyền lực giữa các cơ quan và quyết định những thể thức liên hệ với nhau trong các mối quan hệ ngang dọc, trên dưới.
Thể chế tổ chức bộ máy HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC là một vấn đề được mọi quốc gia trên thế giới quan tâm dựa trên những quan điểm, nguyên tắc nhất định. Cách thức tổ chức đó phải được thể chế hoá trong văn bản pháp luật của Nhà nước. Thể chế HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC về tổ chức xác định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền, trách nhiệm cũng như các phương tiện kỹ thuật vật chất, nhân sự cho các cấp đó hoạt động.
Thể chế HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC quy định sự phân chia chức năng, quyền hạn giữa các cơ quan hành chính của Chính phủ trung ương và giữa các cấp một cách cụ thể: Chính phủ trung ương, các Bộ có quyền trên những vấn đề gì; HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN và ỦY BAN NHÂN DÂN ở địa phương có những quyền gì; mối quan hệ giữa các cơ quan của bộ máy hành chính trung ương và giữa trung ương với các cấp chính quyền địa phương như thế nào; thẩm quyền về việc ban hành các văn bản pháp luật như thế nào; nhiều vấn đề chi tiết khác về tổ chức các cơ quan HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC phải được quy định.
Thể chế HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC càng rành mạch thì cơ cấu tổ chức của bộ máy các cơ quan HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC các cấp càng rõ ràng và gọn nhẹ. Thiếu các quy định cụ thể, khoa học trong việc phân chia quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ trong hoạt động quản lý Nhà nước của các cơ quan HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC sẽ làm cho bộ máy HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC cồng kềnh, chức năng, nhiệm vụ chồng chéo và sẽ dẫn đến một bộ máy hoạt động kém năng lực, kém hiệu lực và hiệu quả. Vấn đề phân công, phân chia quyền hạn trong tổ chức bộ máy hành chính sẽ là cơ sở cho việc xác định:
– Cơ quan HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TRUNG ƯƠNG cần bao nhiêu Bộ, bao nhiêu đầu mối thực hiện chức năng quản lý HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC thống nhất trên tất cả lĩnh vực.
– Có bao nhiêu đơn vị chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TRUNG ƯƠNG , huyện, quận, thị xã, xã phường và thị trấn; những căn cứ chính trị, kinh tế, xã hội và những tiêu chí gì để xác định số lượng và quy mô của các đơn vị hành chính lãnh thổ.
Nghiên cứu phân chia một cách khoa học chức năng, quyền hạn của bộ máy HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC để huy động cao nhất mọi khả năng của các chủ thể trong hoạt động quản lý là một trong những vấn đề và là nội dung quan trọng của thể chế HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC.
3.Thể chế HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC là cơ sở xác lập nhân sự trong các cơ quan HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC.
Yếu tố con người trong các tổ chức nói chung và trong các cơ quan HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Con người trong bộ máy đó có thể được đặt vào các vị trí khác nhau.Về cơ bản có 3 loại:
– Những người có quyền ban hành các quyết định quản lý (các văn bản pháp luật) bắt buộc XÃ HỘI , cộng đồng phải chấp nhận và thực hiện (công quyền).
– Những người trong bộ máy thực hiện chức năng tư vấn giúp cho những nhà lãnh đạo ban hành quyết định (tham mưu, giúp việc).
– Những người thực thi các văn bản pháp luật, các thể chế, các thủ tục của nền hành chính (công lực).
Nếu như chức năng, nhiệm vụ không được xác định một cách rõ ràng, khoa học thì khó có thể bố trí hợp lý được từng người vào các chức vụ cụ thể. Thể chế HÀNH CHÍNH không cụ thể, khoa học sẽ không thể bố trí được cán bộ, công chức hành chính vào đúng vị trí, những người có năng lực, có trình độ không được bố trí đúng vị trí trong khi đó có thể bày ra quá nhiều đơn vị với chức năng, nhiệm vụ chồng chéo hoặc quá vụn vặt để có đủ chỗ bố trí cán bộ một cách lãng phí.
Thể chế HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC được hiểu rõ, quy định cụ thể chức năng quản lý hành chính và quyền ban hành và giải quyết các đề nghị yêu cầu, khiếu nại tố cáo của công dân từ đó có thể xác định rõ hệ thống các hoạt động cụ thể: Ai phải làm cái gì, được trao quyền gì và phải làm như thế nào, do đó có thể bố trí được đội ngũ nhân sự hợp lý.
- Thể chế hành chính nhà nước là cơ sở để xác định mối quan hệ giữa nhà nước với công dân và tổ chức trong xã hội;
- Nhà nước hiểu theo nghĩa hiện đại không có nghĩa chỉ thực hiện chức năng cai trị mà ngày càng thể hiện rõ hơn vai trò dịch vụ. Công chức trong bộ máy HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC không chỉ là người có quyền mệnh lệnh mà còn là “công bộc” của dân, người đầy tớ của dân. Các tổ chức và công dân đòi hỏi NHÀ NƯỚC ban hành các quyết định, tổ chức thực hiện các quyết định để đáp ứng các loại yêu cầu của dân.
Sự quyết định mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân các tổ chức xã hội thể hiện ở 2 mặt:
– Nhà nước với tư cách quyền lực công, có chức năng tạo ra một khung pháp lý cần thiết (luật và các văn bản hệ thống lập quy) để quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Như vậy xét trên phương diện này, mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân và các tổ chức xã hội mang ý nghĩa không bình đẳng, có tính bắt buộc, cưỡng bức.
– Nhà nước thể hiện quyền lực nhân dân và thực hiện dịch vụ công, có trách nhiệm đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu chính đáng của công dân và tổ chức xã hội đã được pháp luật ghi nhận. Mối quan hệ này, theo quan niệm nhà nước hiện đại để hiện công dân, tổ chức xã hội là “khách hàng” của Nhà nước. Yêu cầu đòi hỏi của công dân trong khuôn khổ pháp luật nhà nước quy định bắt buộc Nhà nước phải đáp ứng. Điều này phản ánh thực sự bản chất của Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Thể chế hành chính xác định mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân cũng phản ánh tính chất tập trung dân chủ trong hoạt động quản lý Nhà nước. Xét về bản chất, Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Người dân có quyền và nghĩa vụ tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước trong khuôn khổ pháp luật. Mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân được thấm nhuần trong phương châm: “dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra”. Sức mạnh và hiệu lực của thể chế hành chính phụ thuộc vào việc giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân và các tổ chức xã hội.
Ngoài ra, Thể chế hành chính nhà nước là căn cứ để xác lập mức độ và phạm vi can thiệp của nhà nước đối với hoạt động của các đối tượng trong xã hội;
Thể chế hành chính nhà nước là căn cứ để quản lý, điều chỉnh việc sử dụng các nguồn lực của xã hội một cách có hiệu lực và hiệu quả.
* Để thể chế HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC, phát huy được vai trò của mình trong hoạt động QUẢN Lí NHÀ NƯỚC thì việc cải cách thể chế HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC là việc làm hết sức cần thiết. Vấn đề đặt ra là cải cách thể chế HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC thì cải cách trên các phương tiện nào, tập trung vào mặt nào, Hội nghị lần thứ tám (khoá VII) BAN CHẤP HÀNH trung ương Đảng đã khẳng định cải cách thể chế HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC ở nước ta tập trung vào 5 vấn đề cơ bản:
-Cải cách một bước cơ bản hệ thống thủ tục HÀNH CHÍNH nhằm góp phần giải quyết tốt mối quan hệ giữa công dân, các tổ chức xã hội đối với Nhà nước.
-Cải cách việc giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân với cán bộ, công chức trong bộ máy HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC và các tổ chức của bộ máy HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC.
-Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế mới đặc biệt là các thể chế về tài chính.
-Đổi mới quy trình lập pháp lập quy ban hành các văn bản pháp luật Nhà nước.
-Nâng cao kỷ luật và hiệu lực thi hành pháp luật
Cải cách hệ thống thể chế của nền hành chính là một công việc khó khăn, phức tạp vì nó động chạm đến hệ thống thể chế HÀNH CHÍNH cũ, tức là động chạm đến lợi ích cục bộ, bản vị của cá nhân, của cơ quan Quản lý HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC với cung cách quản lý điều hành của cơ chế bao cấp, thiếu kỷ luật, kỷ cương. Nhưng công cuộc đổi mới của đất nước ta đang đặt ra những đòi hỏi phải cải cách hệ thống HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC trong đó cải cách thể chế là một bộ phận cơ bản nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội của sự phát triển nền kinh tế thị trường, của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, của sự hoàn thiện nền dân chủ XÃHỘI HÀNH CHÍNH , của đòi hỏi về sự hội nhập khu vực và quốc tế.