Hội thảo “Góp ý đề án thống nhất kiểm định chất lượng đầu vào công chức” tại Phân viện Học viện TP. Hồ Chí Minh

Tiếp nối Hội thảo được tổ chức tại Hà Nội, sáng 06/12/2019, tại Phân viện Học viện TP. Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia tiếp tục tổ chức Hội thảo “Góp ý đề án thống nhất kiểm định chất lượng đầu vào công chức ” dưới sự chủ trì của PGS.TS Lương Thanh Cường – Phó Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia và PGS.TS Huỳnh Văn Thới – Phó Giám đốc Phân viện Học viện tại TP. Hồ Chí Minh với sự tham dự của lãnh đạo một số Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Sở Nội vụ các tỉnh Quảng Ngãi, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Hậu Giang và TP. Hồ Chí Minh cùng một số nhà khoa học và quản lý của Phân viện tham dự.

Hội thảo “Góp ý đề án thống nhất kiểm định chất lượng đầu vào công chức” _ 1PGS.TS Lương Thanh Cường và PGS.TS Huỳnh Văn Thới chủ trì Hội thảo

Hội thảo “Góp ý đề án thống nhất kiểm định chất lượng đầu vào công chức” _ 2Toàn cảnh Hội thảo Khoa học

Hội thảo “Góp ý đề án thống nhất kiểm định chất lượng đầu vào công chức” _ 3Các đại biểu tham dự Hội thảo

Phát biểu Đề dẫn Hội thảo, PGS.TS Lương Thanh Cường đánh giá cao sự tham dự của khách mời tại Hội thảo, nhất là Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Sở Nội vụ một số tỉnh, thành phía Nam – đây là nhân tố quan trọng và trực tiếp hưởng lợi từ Đề án, đồng thời gợi mở một số vấn đề Hội thảo cần tập trung thảo luận làm rõ như thực tiễn đặt ra chất lượng đầu vào công chức đặt là tính cấp thiết của Đề án? Tính cạnh tranh và việc chưa đồng đều của chuẩn đầu vào nhằm tạo mặt bằng chung thống nhất khi tổ chức thực hiện? Sự đồng bộ giữa nói – viết – làm có liên quan đến chất lượng đầu vào khi thực thi công vụ và hiệu quả các kỳ thi? Việc hình thành Trung tâm Kiểm định Quốc gia chịu trách nhiệm kiểm định đầu vào ban đầu (vòng 1) với nguyên tắc khách quan, công bằng và minh bạch với khung năng lực tối thiểu chung (cốt lõi, kỹ thuật và quản lý)? Việc xây dựng và cung cấp ngân hàng câu hỏi thi với tính phổ quát các lĩnh vực và cấp độ khác nhau? Trên cơ sở kết quả đầu vào vòng 1 thì các địa phương và cơ quan lựa chọn cấp độ phù hợp để thực hiện các bước tiếp theo? Việc ứng dụng CNTT trong thực hiện và quản lý chặt chẽ, độc lập và chống gian lận? Địa điểm tổ chức các kỳ thi? Nếu Đề án thực hiện thì có giảm chi phí và tiêu cực không? Có đảm bảo công khai, mình bạch và bình đẳng? Mô hình tổ chức Trung tâm thế nào? Hiệu lực vòng 1 bao lâu?

Hội thảo “Góp ý đề án thống nhất kiểm định chất lượng đầu vào công chức” _ 4PGS.TS Lương Thanh Cường phát biểu Đề dẫn Hội thảo

Trên cơ sở gợi ý từ Chủ trì Hội thảo, các đại biểu tham dự Hội thảo, nhất là đại biểu đến từ các Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Sở Nội vụ một số tỉnh, thành phía Nam đã thẳng thắn trao đổi với nhiều ý kiến đồng thuận cũng như không ít trăn trở đối với Đề án như thống nhất cao các nội dung Đề án về sự cần thiết và tâm lý yên tâm chung khi thực hiện Đề án do có cơ quan chuyên trách lo công việc này; Cần phân định tổ chức thi nhiều cấp độ công chức để đáp ứng nhu cầu từ cơ sở và giảm áp lực thi ở địa phương; Nếu thi vòng 2 mà giao cho cơ sở thì sẽ rất khó và tốn kém vì vậy nên giao Trung tâm kiểm định làm luôn 2 vòng trên cơ sở có sự phân cấp và phối hợp chặt chẽ với cơ sở ỏ vòng 2; Việc thi tuyển đối với các cơ quan Đảng và đoàn thể thì thế nào? Đối tượng thi nên bổ sung công chức C, D vào đối tượng thi tuyển? Việc triển khai Đề án nên thực hiện thí điểm trước khi thực hiện đại trà trên cơ sở có đánh giá chung từ cơ sở đối với tuyển dụng hiện nay để có hướng xử lý cho phù hợp? Thời gian Giấy chứng nhận kết quả thi tuyển nên 2 năm sẽ phù hợp hơn? Thời gian hoàn trả kết quả sau khi thi tuyển là bao lâu? Đề án chưa nêu hiệu quả tiết kiệm từ so sánh chi phí thực tế? Chỉ nên quy định chung khi thi tuyển và theo từng cấp độ chứ không nên phân vùng miền; Việc thi tuyển nên quan tâm nội dung kỹ năng thực hành; Mô hình tổ chức Trung tâm sau khi có khung thì sẽ đề xuất Trung tâm trực thuộc cho phù hợp.v.v…

Hội thảo “Góp ý đề án thống nhất kiểm định chất lượng đầu vào công chức” _ 5Đại biểu Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Ngãi phát biểu góp ý

Hội thảo “Góp ý đề án thống nhất kiểm định chất lượng đầu vào công chức” _ 6Đại biểu Ban Tổ chức Tỉnh ủy Lâm Đồng phát biểu góp ý

Hội thảo “Góp ý đề án thống nhất kiểm định chất lượng đầu vào công chức” _ 7Đại biểu Sở Nội vụ Đắc Lắc phát biểu góp ý

Hội thảo “Góp ý đề án thống nhất kiểm định chất lượng đầu vào công chức” _ 8Đại biểu Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bạc Liêu phát biểu góp ý

Hội thảo “Góp ý đề án thống nhất kiểm định chất lượng đầu vào công chức” _ 9Đại biểu Sở Nội vụ Bình Dương phát biểu góp ý

Hội thảo “Góp ý đề án thống nhất kiểm định chất lượng đầu vào công chức” _ 10Đại biểu Sở Nội vụ Đồng Nai phát biểu góp ý

Tổng kết Hội thảo, PGS.TS Lương Thanh Cường đã cảm ơn sự đóng góp ý kiến của các đại biểu rất thiết thực và sát với thực tế để hoàn chỉnh Đề án trình cấp có thẩm quyền xem xét ban hành khi đủ điều kiện. Theo đó, qua Hội thảo đa số đại biểu đồng thuận với các nội dung dự thảo của Đề án và đề nghị xem xét thêm một số vấn đề như việc giao Trung tâm chủ trì thi cả  2 vòng; có đánh giá thực hiện thi tuyển vừa qua để đúc rút được những kinh nghiệm từ thực tiễn; nghiên cứu thêm cơ chế kiểm tra giám sát quá trình thực hiện; có đánh giá rõ hiệu quả kinh tế của đề án; xem xét thời hiệu của chứng chỉ được cấp cho phù hợp và nghiên cứu mô hình tổ chức của Trung tâm nhằm đảm bảo yêu cầu tinh gọn bộ máy và hiệu quả đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Hội thảo “Góp ý đề án thống nhất kiểm định chất lượng đầu vào công chức” _ 11PGS.TS Lương Thanh Cường phát biểu tổng kết Hội thảo

Hội thảo đã diễn ra trong không khí dân chủ, cởi mở và xây dựng, qua Hội thảo đã có có được nhiều ý kiến đóng góp thiết thực để Ban soạn thảo hoàn chỉnh Đề án trình cấp có thẩm quyền xem xét ban hành trong thời gian tới góp phần hoàn thiện chuẩn đầu vào trong xây dựng đội ngũ cán bộ công chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao./.

Tin bài: Phòng NN-TH và TT-TV

Comments are closed.