PHÂN VIỆN HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỔ CHỨC THÀNH CÔNG HỘI THẢO KHOA HỌC “NĂNG LỰC SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ CỦA CỦA CÔNG CHỨC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ TẠI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, CẤP HUYỆN CÁC TỈNH NAM BỘ”

Sáng ngày 27/12/2023, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “Năng lực sử dụng ngoại ngữ của của công chức lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan hành chính cấp tỉnh, cấp huyện các tỉnh Nam Bộ”. Hội thảo nằm trong chương trình thuộc Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ do ThS. Bùi Thị Phương Lan – giảng viên Khoa Ngoại ngữ và Tin học, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại Thành phố Hồ Chí Minh làm chủ nhiệm. Hội thảo tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của đông đảo cán bộ, giảng viên, nhà khoa học trong và ngoài Học viện. Với gần 20 bài tham luận được in trong kỷ yếu Hội thảo, Ban tổ chức đã sắp xếp theo ba nội dung chính: (1) Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ cho công chức lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh, cấp huyện; (2) Thực trạng năng lực sử dụng ngoại ngữ cho công chức lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh, cấp huyện các tỉnh Nam Bộ và (3) Phương hướng và giải pháp nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ cho công chức lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh, cấp huyện các tỉnh Nam Bộ.

Phát biểu đề dẫn tại Hội thảo, ThS. Bùi Thị Phương Lan – Chủ trì Hội thảo đã thay mặt nhóm nghiên cứu trân trọng gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Phân viện và nhiệt liệt chào mừng các đại biểu, các nhà khoa học trong và ngoài Học viện tham dự Hội thảo do Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. ThS. Bùi Thị Phương Lan nhấn mạnh Để quán triệt sâu sắc hơn nữa Quyết định số 1659/QĐ-TTg, và với mong muốn góp phần tìm kiếm thêm các giải pháp nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ của công chức lãnh đạo quản lý các tỉnh Nam Bộ, Hội thảo cấp Bộ mang tên “Năng lực sử dụng Ngoại ngữ của công chức lãnh đạo quản lý tại các cơ quan Hành chính Nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện các tỉnh Nam Bộ” hôm nay sẽ được tiến hành. Để Hội thảo thành công tốt đẹp, đề nghị các đại biểu tích cực trao đổi, thảo luận, chia sẻ những kinh nghiệm hay, những giải pháp sáng tạo và mạnh dạn nêu lên những tồn tại, hạn chế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cũng như những cơ chế, chính sách liên quan”.

 1x

ThS. Bùi Thị Phương Lan – Chủ trì Hội thảo phát biểu đề dẫn Hội thảo

Mở đầu Hội thào, PGS.TS. Đinh Ngọc Vượng – Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam trong bài tham luận “Suy nghĩ về đào tạo ngoại ngữ cho công chức nhà nước ở các tỉnh Nam Bộ”, chỉ ra “Tùy thuộc vào nhu cầu cá nhân và công việc, việc học ngoại ngữ có những mức độ khác nhau. Công chức cấp tỉnh, huyện có cần biết giỏi ngoại ngữ không? Giỏi ngoại ngữ thì tốt quá. Nhưng yêu cầu công chức giỏi ngoại ngữ? Rất khó!”. Trong bài tham luận của mình, Phó Giáo sư đã gợi ý rất nhiều phương pháp nhằm nâng cao khả năng học và sử dụng ngoại ngữ cho công chức. Các phương pháp mà Phó Giáo sư đưa ra đều có tính khả thi và gợi ý nhiều ý tưởng trong việc học ngoại ngữ.

 2x

PGS.TS. Đinh Ngọc Vượng – Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam trình bày tham luận

TS. Nguyễn Trang Thu – Giảng viên Khoa Khoa học hành chính và Tổ chức nhân sự, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại Thành phố Hồ Chí Minh trong bài tham luận Áp dụng khung đánh giá các chương trình nâng cao năng lực ngoại ngữ cho công chức lãnh đạo, quản lý cơ quan Quản lý hành chính Nhà nước: Những vấn đề đặt ra và giải pháp” đã chia sẻ mô hình đánh giá Kirkpatrick và nêu luận điểm rằng cần áp dụng mô hình này vào việc đánh giá các chương trình nâng cao năng lực ngoại ngữ cho công chức lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam.

Trong bài tham luận “Những yếu tố tác động đến hiệu quả nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý hiện nay”, TS. Vũ Thị Yến Nga – Giảng viên Khoa Ngoại ngữ và Tin học, Học viện Hành chính Quốc gia đã chỉ ra 6 yếu tố tác động đến hiệu quả nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý hiện nay như: Nhân thức và ý thức; Nhu cầu và mục tiêu cá nhân; Môi trường làm việc và yêu cầu công việc; Yếu tố tâm lý và động lực; Chính sách thưởng phạt và hỗ trợ tổ chức; Cơ hội thực hành và áp dụng.

Thực tế hiện nay, mong muốn và kết quả đạt được của việc nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ cho công chức nói chung và công chức lãnh đạo, quản lý nói riêng chưa thật sự tương xứng. Trong bài tham luận “Phương hướng nâng cao và duy trì năng lực sử dụng ngoại ngữ của cán bộ công chức cấp tỉnh, cấp huyện các tỉnh Nam Bộ”, ThS. Nguyễn Ngọc Toán – Trưởng phòng, Phòng Quản lý khoa học và Thư viện, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định Ngoại ngữ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của một người nói chung và của cán bộ công chức nói riêng là một loại tài nguyên mà nếu không dùng thường xuyên thì dù có bồi dưỡng, đào tạo nâng cao năng lực đến đâu cũng sẽ suy giảm theo thời gian, gây lãng phí cho nguồn lực đầu tư trong công tác đào tạo ngoại ngữ cho cán bộ công chức. Việc càng sử dụng ngoại ngữ thường xuyên thì càng giúp cho năng lực ấy phát triển một cách nhanh chóng”.

 3x

ThS. Nguyễn Ngọc Toán – Trưởng phòng, Phòng Quản lý khoa học và Thư viện, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại Thành phố Hồ Chí Minh tham luận

Thầy Lê Văn Phúc, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong bài tham luận “Giải pháp nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ đối với công chứclãnh đạo, quản lý cấp huyện trong điều kiện hội nhập”, thẳng thắn chia sẻ: “Câu chuyện bằng cấp, chứng chỉ thực chất chỉ là một trong những dấu hiệu để nhận biết năng lực sử dụng ngoại ngữ của công chức. Năng lực sử dụng ngoại ngữ của công chức phải được thể hiện trong thực thi công vụ chứ không phải ở văn bằng hay chứng chỉ “chết”.

 4x

Thầy Lê Văn Phúc, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại Thành phố Hồ Chí Minh trình bày tham luận

Theo TS. Phương Hữu Từng – Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia thì năng lực sử dụng ngoại ngữ thể hiện thông qua 03 khía cạnh: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Do đó, để có giải pháp nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ phù hợp thì cần phải chia công chức lãnh đạo thành 02 nhóm: 1) Nhóm công chức lãnh đạo có sử dụng ngoại ngữ thường xuyên trong quá trình thực thi công vụ; 2) Nhóm công chức lãnh đạo ít hoặc không sử dụng ngoại ngữ trong quá trình thực thi công vụ. Theo TS. Phương Hữu Từng, đối với các tỉnh Nam Bộ thì việc nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ không chỉ dừng lại là tiếng Anh mà cần phải nâng cao cả năng lực ngoại ngữ khác, tiêu biểu là tiếng Hoa…

 5x

TS. Phương Hữu Từng – Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia phát biểu tại Hội thảo

Để có giải pháp phù hợp thì việc khảo sát, nghiên cứu thực tế là vô cùng cần thiết. ThS. Trần Quang Hải, Trường Đại học Hoa Sen trong bài tham luận “Đánh giá thực trạng năng lực ngoại ngữ của công chức lãnh đạo, quản lý tại cơ quan hành chính quận X tại Thành phố Hồ Chí Minh” nhấn mạnh Bối cảnh hội nhập quốc tế đòi hỏi công chức lãnh đạo, quản lý tại Việt Nam, đặc biệt là tại Thành phố Hồ Chí Minh, phải có năng lực ngoại ngữ vững vàng; cần có các giải pháp và đề xuất cụ thể như xây dựng chương trình đào tạo tập trung và linh hoạt, tăng cường hỗ trợ ngân sách cho người học, tạo cơ hội thực hành trong môi trường ngoại ngữ, đánh giá và phản hồi liên tục kết quả học tập cũng như phát triển văn hóa học tập”.

 6x

ThS. Trần Quang Hải, Trường Đại học Hoa Sen trình bày bài tham luận

Trong bài tham luận Công tác bồi dưỡng tiếng anh cho công chức lãnh đạo, quản lý các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh tại các tỉnh Đông Nam Bộ”, ThS. Nguyễn Thị Thanh Hoa, giảng viên Khoa Ngoại ngữ – Tin học, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại Thành phố Hồ Chí Minh chỉ ra Quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, vừa là cơ hội vừa đặt ra cho Đông Nam Bộ những thách thức lớn, yêu cầu phải nâng cao năng lực của đội ngũ công chức đang làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn các tỉnh Đông Nam Bộ, nhất là năng lực tiếng Anh để có thể bắt kịp xu thế phát triển của thời đại, để Đông Nam Bộ chủ động hội nhập ngày càng sâu, rộng. Do đó, cần xác định chính xác nhu cầu đào tạo bồi dưỡng tiếng anh cho công chức lãnh đạo, quản lý từ đó xây dựng các chương trình và mô hình bồi dưỡng phù hợp, tăng cường kiểm tra giám sát đối với việc cấp chứng chỉ tiếng Anh nhằm tối ưu hóa hiệu quả của công tác đào tạo bồi dưỡng tiếng Anh cho đối tượng này”.

 7x

ThS. Nguyễn Thị Thanh Hoa, giảng viên Khoa Ngoại ngữ – Tin học, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại Thành phố Hồ Chí Minh trình bày tham luận

Ngoài ra, tại Hội thảo đã có rất nhiều ý kiến chia sẻ sự trăn trở về khả năng ngoại ngữ của cán bộ, công chức, viên chức nói chung và đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh, cấp huyện các tỉnh Nam Bộ nói riêng.

Kết luận Hội thảo, ThS. Nguyễn Ngọc Toán khẳng định tất cả những đóng góp, chia sẻ của các nhà khoa học, các giảng viên là những gợi mở, cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng cho nhóm nghiên cứu. ThS. Nguyễn Ngọc Toán cảm ơn các nhà khoa học, đại biểu tham dự hội thảo, đồng thời, đề xuất nhóm nghiên cứu chỉnh sửa, biên tập nội dung tài liệu hội thảo để hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình.

Một số hình ảnh tại Hội thảo:

 0x

Toàn cảnh Hội thảo

 8x

ThS. Dương Thị Hồng Hạnh – Trường Đại học Trần Đại Nghĩa phát biểu tại Hội thảo

 9x

ThS. Phạm Thị Quỳnh Nga – Giảng viên Khoa Ngoại ngữ và Tin học, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại Hội thảo

 10x

ThS. Trần Quốc Toanh – Phó Trưởng Khoa, Khoa Ngoại ngữ và Tin học, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại Hội thảo

 11x

ThS. Nguyễn Thị Ngọc Linh – Giảng viên Khoa Ngoại ngữ và Tin học, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại Hội thảo

 12x

ThS. Nguyễn Thị Thu – Giảng viên Trường đại học Văn Lang phát biểu tại Hội thảo

 13x

ThS. Lê Nguyễn Hoài Vy – Phó phòng, Phòng Quản lý đào tạo & Công tác sinh viên, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu

Tin bài: Phòng Quản lý khoa học và Thư viện, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại Thành phố Hồ Chí Minh.

 

Comments are closed.