(napa.vn) – Chiều ngày 16/4/2024 tại Học viện Hành chính Quốc gia đã diễn ra chương trình nói chuyện chuyên đề với chủ đề “Một số vấn đề toàn cầu” do Khoa Khoa học liên ngành phối hợp cùng Ban Hợp tác quốc tế tổ chức.
Văn nghệ chào mừng.
Tham dự chương trình về phía khách mời có: Gs. Jean Pierre Baeyens, Giám đốc Chương trình Học thuật, Trường Quản lý & Kinh tế Solvay Brussels, Đại học Tự do Brussels; ông Pierre Du Ville, Trưởng Đại diện Phái đoàn Wallonia-Brussels tại Việt Nam, Đại sứ quán Bỉ; bà Trần Tuyết Trang, Tham tán Kinh tế thương mại, Đại diện Chính phủ vùng Thủ đô Brussels tại Việt Nam, Đại sứ quán Bỉ.
Về phía Học viện Hành chính Quốc gia, có: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà, Trưởng khoa, Khoa Khoa học liên ngành; ThS. Phạm Thị Quỳnh Hoa, Trưởng ban, Ban Hợp tác quốc tế; TS. Trần Đại Hải, Phó Trưởng ban, Ban Hợp tác Quốc tế cùng các cán bộ, giảng viên và hơn 400 sinh viên Học viện.
Mở đầu chương trình Ban tổ chức đã có giới thiệu sơ lược về diễn giả của buổi nói chuyện: Gs. Jean Pierre Baeyens, Giám đốc Chương trình Học thuật, Trường Quản lý & Kinh tế Solvay Brussels, Đại học Tự do Brussels và ông Pierre Du Ville, Trưởng Đại diện Phái đoàn Wallonia-Brussels tại Việt Nam, Đại sứ quán Bỉ.
Gs. Jean Pierre Baeyens, Giám đốc Chương trình Học thuật, Trường Quản lý & Kinh tế Solvay Brussels, Đại học Tự do Brussels chia sẻ tại chương trình.
Đến với chương trình, các bạn sinh viên đã được được lắng nghe chia sẻ hữu ích từ Gs. Jean Pierre Baeyens, Giám đốc Chương trình Học thuật, Trường Quản lý & Kinh tế Solvay Brussels, Đại học Tự do Brussels về các vấn đề rất được quan tâm hiện nay, cụ thể: vấn đề cạnh tranh; vấn đề trí tuệ nhân tạo và vấn đề biến đổi khí hậu.
Ông Pierre Du Ville, Trưởng Đại diện Phái đoàn Wallonia-Brussels tại Việt Nam, Đại sứ quán Bỉ chia sẻ tại chương trình.
Trao đổi với các bạn sinh viên tại chương trình, ông Pierre Du Ville, Trưởng Đại diện Phái đoàn Wallonia-Brussels tại Việt Nam, Đại sứ quán Bỉ đã trả lời một số câu hỏi mà các bạn sinh viên quan tâm như: kinh nghiệm của nước Bỉ về việc phát huy thế mạnh, tiềm lực của quốc gia trong phát triển kinh tế bền vững hiện nay; cạnh tranh giữa các nước lớn tiếp tục trở thành yếu tố chi phối môi trường quốc tế trong thời gian tới. Yếu tố này sẽ tác động đến an ninh, hòa bình thế giới và khu vực ASEAN trong thời gian tới ra sao?; Điểm khó khăn nhất đối với việc huy động vốn trong hoạt động quản trị của các quốc gia chậm phát triển để chuẩn bị, ứng phó với những thảm họa liên quan đến khí hậu…
Các bạn sinh viên trao đổi với diễn giả tại chương trình.
PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Hà, Trưởng khoa, Khoa Khoa học liên ngành phát biểu tại chương trình.
Phát biểu kết thúc chương trình, PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Hà tin rằng buổi nói chuyện đã giúp chúng ta có thêm cái nhìn toàn diện và cập nhập hơn về vấn đề toàn cầu. Nổi bật lên là sự biến đổi của môi trường và nóng lên toàn cầu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, thiên tai, về sự xung đột xã hội, chiến tranh, thiếu lương thực, di dân hay sự ra đời của trí tuệ nhân tạo, máy móc… Dưới góc độ khoa học liên ngành, chúng ta cần phải có nhiều giải pháp khác nhau để quản trị và xử lý các vấn đề toàn cầu. Việc đó cần sự đồng lòng, hợp tác của tất cả mọi người, mọi tổ chức, mọi quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, buổi trao đổi ngày hôm nay cũng là cơ hội quý báu để các thầy cô, giảng viên và các bạn sinh viên giao lưu học hỏi, kết nối tri thức với diễn giả. Để có được kết quả này thay mặt Ban tổ chức PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Hà gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự quan tâm ủng hộ của Lãnh đạo Học viện các đại biểu, các thầy cô và các em sinh viên đã nhiệt tình ủng hộ cho hoạt động bổ ích này. Đặc biệt gửi lời cảm ơn tới GS. Jean Pierre Baeyens và ông Pierre Du Ville với bài thuyết trình đầy tâm huyết và những chia sẻ giao lưu tại chương trình.
Một số hình ảnh tại chương trình:
NAPA Media, Phạm Hải Long.