Vấn đề tham nhũng và phòng ngừa tham nhũng ở nước ta hiện nay dưới một số góc tiếp cận mới là chủ đề chính được bàn luận trong Đối thoại chính sách tuần này.
Trong những ngày vừa qua, Việt Nam đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực và có ý nghĩa để hưởng ứng ngày Quốc tế Phòng chống tham nhũng (9/12). Công tác phòng chống tham nhũng luôn là vấn đề nóng bỏng được người dân quan tâm đặc biệt
Ở kỳ họp Quốc hội hay các cuộc tiếp xúc cử tri của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước mới đây, cử tri đã thẳng thắn nêu ra những băn khoăn, nghi ngại về tình hình tham nhũng, lãng phí hiện nay và những biểu hiện, hiện tượng lợi dụng chức vụ, quyền hạn của một số bộ phận cán bộ từ Trung ương đến địa phương để trục lợi cá nhân, gây bức xúc dư luận.
Cách đây vài ngày, Tổ chức Minh bạch thế giới đã công bố chỉ số cảm nhận tham nhũng năm 2014, trong đó Việt Nam chỉ đạt 31/100 điểm và đứng thứ 119/175 quốc gia trên bảng xếp hạng toàn cầu. Điều đáng chú ý là điểm số và chỉ số cảm nhận tham nhũng của Việt Nam không thay đổi nhiều trong 3 năm gần đây.
Theo Nghị định của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng, công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý vi phạm về tham nhũng còn nhiều hạn chế so với yêu cầu và kỳ vọng của nhân dân. Tình hình tham nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp và nhiều lĩnh vực.
Để bàn luận sâu hơn về vấn đề này, chương trình đã mời tới Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng – Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, ông Nguyễn Tuấn Anh – Vụ Pháp chế của Thanh tra Chính phủ và ông Đặng Ngọc Dinh – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng.
Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình: