Hội thảo khoa học “Xây dựng chính quyền điện tử ở Việt Nam – thực trạng và giải pháp”

(napa.vn) – Thực hiện kế hoạch được Giám đốc Học viện phê duyệt, sáng ngày 16/10/2020, tại Phòng Truyền thống Học viện, Khoa Văn bản và Công nghệ hành chính tổ chức Hội thảo khoa học “Xây dựng chính quyền điện tử ở Việt Nam – thực trạng và giải pháp”. TS. Đặng Xuân Hoan – Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện dự và phát biểu khai mạc Hội thảo.

Tham dự Hội thảo có PGS.TS. Lương Thanh Cường – Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Giám đốc Học viện; TS. Nguyễn Đăng Quế – Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện; PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Vân – Phó Bí thư Đảng ủy, Trưởng Khoa Văn bản và Công nghệ hành chính; GS.TSKH. Nguyễn Văn Thâm – Nguyên Trưởng Khoa Văn bản và Công nghệ hành chính; Lãnh đạo các khoa, đơn vị thuộc và trực thuộc Học viện, giảng viên, các nhà khoa học tại 4 đầu cầu: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Thành phố Huế, TP. Buôn Ma Thuột; ông Nguyễn Phú Tiến – Phó Cục trưởng, Cục Tin học hoá, Bộ Thông tin và Truyền thông; ThS. Lê Văn Năng – Giám đốc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia tài liệu điện tử, Cục Văn thư lưu trữ, Bộ Nội vụ; ông Hoàng Bảo Hùng – Giám đốc Trung tâm công nghệ thông tin tỉnh Thừa Thiên – Huế; ông Phạm Văn Hùng – Ban Cải cách hành chính, Tập đoàn Bưu điện Việt Nam; PGS.TS. Hoàng Hữu Hạnh – Giám đốc Trung tâm Đào tạo Quốc tế, Học viện Bưu chính Viễn thông.

IMG_5980

PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Vân phát biểu đề dẫn Hội thảo

Phát biểu đề dẫn Hội thảo, PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Vân nhấn mạnh: Vấn đề Xây dựng chính phủ điện tử, chính quyền điện tử ở Việt Nam được Đảng và Chính phủ đặc biệt quan tâm trong thời gian qua. Từ những  định hướng Hiện đại hóa hành chính trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 nhằm xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, phục vụ nhân dân, tập trung vào đẩy mạnh hoạt động của Mạng thông tin điện tử hành chính, Ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông trong quy trình xử lý công việc, gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống HCNN; cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Tiếp đến là các văn bản định hướng, quy định chuyên sâu như  Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 về Chính phủ điện tử, Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020, Danh mục cơ sở dữ liệu Quốc gia cần ưu tiên triển khai tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử (kèm theo Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 22/05/2015 của Thủ tướng Chính phủ). Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Đặc biệt năm 2020 này thể hiện sự vào cuộc quyết liệt triển khai xây dựng Chính phủ điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp, thể hiện ở việc ban hành một loạt các văn bản như Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 về công tác văn thư để thực hiện mục tiêu 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước từ TW đến cấp xã dưới dạng điện tử (trừ văn bản mật); Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 về Triển khai thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử để thực hiện mục tiêu đến năm 2020, 30% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến tại mức độ 4…

Phó Giáo sư khẳng định: việc tổ chức Hội thảo nhằm tạo diễn đàn trao đổi giữa các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý thực tiễn với đội ngũ giảng viên về cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng chính quyền điện tử hiện nay, nội dung xây dựng chính quyền điện tử, đánh giá chỉ ra những điểm đã làm được, điểm còn hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế; kinh nghiệm quốc tế,  từ đó có những định hướng, giải pháp xây dựng chính quyền điện tử trong thời gian tới, qua đó phục vụ tốt hơn cho hoạt động thực tiễn, nghiên cứu khoa học và đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức.

IMG_5985 TS. Đặng Xuân Hoan phát biểu khai mạc Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Đặng Xuân Hoan nhấn mạnh: để xây dựng chính quyền điện tử cần hiểu rõ và thống nhất về khái niệm chính quyền điện tử; các giai đoạn, cấp độ của chính quyền điện tử; phương thức, cách thức thực hiện; các quy định, quy chế, chế tài xử lý đối với việc thực hiện chính quyền điện tử; công tác đào tạo tạo nguồn nhân lực đáp ứng được quá trình phát triển của công nghệ công tin, chuyển đổi số; đào tạo, bồi dưỡng lại đội ngũ công chức đáp ứng yêu cầu của chính quyền điện tử và xác định nhiệm vụ của các đơn vị đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trong việc xây dựng chính quyền điện tử ở nước ta.

IMG_5997

Ông Nguyễn Phú Tiến tham luận tại Hội thảo IMG_6007

ThS. Lê Văn Năng tham luận tại Hội thảo 13

Ông Phạm Văn Hùng tham luận tại Hội thảo IMG_6014

Ông Hoàng Bảo Hùng tham luận tại Hội thảo

14

PGS.TS. Hoàng Hữu Hạnh tham luận tại Hội thảo

Hội thảo đã được nghe các chuyên gia, nhà khoa học trình bày và phân tích chuyên sâu vấn đề liên quan đến chính quyền điện tử từ nhiều góc nhìn khác nhau.

IMG_6003 PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Vân phát biểu tổng kết Hội thảo

Phát biểu tổng kết Hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Vân trân trọng cảm ơn các ý kiến tham luận từ đại diện các khoa chuyên môn, các Phân viện, các đơn vị và các nhà khoa học tham dự Hội thảo. Các ý kiến của các nhà khoa học là những định hướng, gợi mở quan trọng để Khoa Văn bản và Công nghệ hành chính tổng hợp đề xuất nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng của Học viện Hành chính Quốc gia nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thời đại số./.

Một số hình ảnh của Hội thảo:

IMG_5967 TS. Nguyễn Thị Thu Hà – Phó trưởng Khoa Văn bản và Công nghệ hành chính tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu IMG_5973

Các đại biểu tham dự Hội thảo theo hình thức trực tuyến

1215

Các đại biểu tham luận tại Hội thảo IMG_6006

Quang cảnh Hội thảo 20

Các đại biểu dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm

Trần Trung

Comments are closed.