Bảo vệ luận án Tiến sĩ Quản lý công “Tổ chức bộ máy chính quyền địa phương ở đô thị tại tỉnh Bình Phước”

(napa.vn) – Sáng ngày 20/02/2024, tại Hà Nội, Học viện Hành chính Quốc gia tổ chức Hội đồng đánh giá Luận án tiến sĩ cấp Học viện của nghiên cứu sinh Lê Nguyễn Thị Ngọc Lan, ngành Quản lý công, mã số 9340403, với đề tài “Tổ chức bộ máy chính quyền địa phương ở đô thị tại tỉnh Bình Phước” dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Đào Thị Thanh Thủy  TS. Nguyễn Đăng Quế.

 z5179451735940_65ef3e32d5fcdaf7c6575db05faf1c17

PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hải , Chủ tịch Hội đồng phát biểu.

Hội đồng thông qua lý lịch khoa học, thành tích nghiên cứu, quá trình học tập và kết quả nghiên cứu khoa học của Nghiên cứu sinh Lê Nguyễn Thị Ngọc Lan.

 z5179451261967_69ff6fea3e1ec8223048834a44da083b

 Nghiên cứu sinh Lê Nguyễn Thị Ngọc Lan trình bày kết quả nghiên cứu.

Đề tài nghiên cứu của Nghiên cứu sinh Lê Nguyễn Thị Ngọc Lan với mục tiêu cấp thiết đó là: Chủ trương thí điểm xây dựng mô hình chính quyền đô thị ở một số địa phương sẽ tạo ra những đột phá mới làm thay đổi chức năng, thẩm quyền của bộ máy chính quyền ở khu vực đô thị và thể hiện rõ quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm Việc thí điểm xây dựng mô hình chính quyền đô thị phù hợp với điều kiện đặc thù của từng địa phương đòi hỏi phải có nhiều giải pháp đồng bộ, phải được sự đồng tình, ủng hộ của toàn bộ hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương, đặc biệt cần quyết tâm chính trị cao và lãnh đạo quyết liệt của Đảng.

Bình Phước là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, là địa bàn kết nối Tây nguyên với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là một địa phương có lợi thế cạnh tranh bứt phá trong những năm gần đây trong việc xây dựng Chính quyền số và cải cách thủ tục hành chính. Sự phát triển như hiện nay của tỉnh Bình Phước đang đòi hỏi một bộ máy tổ chức chính quyền đô thị phù hợp với những yếu tố, điều kiện phát triển trong điều kiện mới khi đầu năm 2023 Bình Phước ban hành 04 đề án xây dựng đô thị cho Bình Phước nói chung và các thành phố, thị xã, huyện trực thuộc tỉnh về cơ sở hạ tầng và kỹ thuật số, một chiếc áo mới cho một con người mới và tư duy mới cần phải đồng bộ khi cơ sở hạ tầng hoàn thiện thì kiến trúc thượng tầng tức Tổ chức bộ máy cũng phải tương thích theo đó là lẽ đương nhiên.

 z5179452267370_18af52098f44134cbc35565805c77232

Toàn cảnh buổi Hội đồng bảo vệ luận án.

Nghiên cứu luận án: Tổ chức bộ máy chính quyền địa phương ở đô thị tại tỉnh Bình Phước, tác giả đã có những kiến nghị như sau:

Đề xuất kiến nghị về cơ chế chính sách chung: Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chế định chính quyền địa phương trong Hiến pháp năm 2013. Không nhất thiết quy định UBND do HĐND cùng cấp bầu. Tiếp tục hoàn thiện tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND ở các đô thị. Đổi mới hoạt động của chính quyền địa phương các cấp gắn với tinh gọn, cải cách tổ chức bộ máy tinh gọn là một trong những nội dung quan trọng của cải cách hành chính địa phương.  Hoàn thiện cơ chế phân cấp, phân quyền và điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của HĐND, UBND các cấp. Tiếp tục hoàn thiện thể chế phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ, bộ, ngành với chính quyền thành phố; giữa chính quyền thành phố với chính quyền cấp quận, huyện, thị xã. Nghiên cứu thiết lập chế độ tự quản địa phương.

Đề xuất kiến nghị về cơ chế chính sách của địa phương: Tăng cường các điều kiện đảm bảo tổ chức bộ máy chính quyền địa phương tại đô thị ở tỉnh Bình Phước; Tổ chức các đơn vị hành chính của tỉnh Bình Phước theo hướng quy mô lớn hơn so với hiện nay; Xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số ở tỉnh Bình Phước.

 z5179464236807_379b305dd829f60e03d891f322d1ca3e

Các thành viên Hội đồng trình bày ý kiến nhận xét đối với luận án của Nghiên cứu sinh.

Sau phần trình bày báo cáo tóm tắt về đề tài nghiên cứu của Nghiên cứu sinh, Hội đồng đã đưa ra nhiều đánh giá và ý kiến đóng góp hiệu quả mang tính khoa học cao, về cả hình thức trình bày lẫn nội dung nghiên cứu của đề tài. Đánh giá về Luận án, Hội đồng nhận định luận án có giá trị cả về lý luận và thực tiễn. 

Luận án được các thành viên Hội đồng nhất trí thông qua với số phiếu đạt 07/07 thành viên Hội đồng tham dự.

Kết thúc buổi bảo vệ Luận án tiến sĩ cấp Học viện, Nghiên cứu sinh Lê Nguyễn Thị Ngọc Lan đã gửi lời cảm ơn chân thành đến Hội đồng đánh giá về những ý kiến khoa học vô cùng hữu ích; cảm ơn các thầy cô Học viện Hành chính Quốc gia, các thầy hướng dẫn và gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ để Nghiên cứu sinh hoàn thành tốt luận án của mình./.

z5179451289225_836ceee791ce3be529b2d7c11fad376c

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.

Phạm Hải Long

Comments are closed.