I. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Học viện Hành chính Quốc gia được thành lập trên cơ sở sắp xếp và tổ chức lại từ Khoa Văn bản và Công nghệ hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia và Khoa Văn thư, Lưu trữ; Khoa Quản trị văn phòng của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Theo Quyết định số 65/QĐ-HCQG ngày 18/01/2023 của Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Khoa có chức năng đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học và tư vấn về công nghệ hành chính, văn bản học quản lý, lưu trữ học và quản trị văn phòng. Khoa có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là Faculty of Archival Sciences and Office Management. Khoa có nhiệm vụ chính là giảng dạy, nghiên cứu khoa học, tham mưu cho Giám đốc Học viện về nội dung, chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng về chính phủ điện tử, chính phủ số, văn bản học quản lý, thủ tục hành chính, văn hóa công vụ, văn thư, lưu trữ, quản trị văn phòng, quản trị công sở; tiếng Việt và giao tiếp hành chính và các nội dung khác liên quan đến công nghệ hành chính và kỹ năng hành chính.
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC – NHÂN SỰ
Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng có 68 giảng viên, viên chức (tính đến tháng 4/2023), trong đó có 03 giảng viên cao cấp, 38 giảng viên chính, 25 giảng viên, chuyên viên; 02 PGS.TS; 26 TS; 36 ThS, 04 cử nhân).
- Lãnh đạo Khoa:
+ Trưởng khoa: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Vân
+ Phó Trưởng khoa: TS. Nguyễn Thị Hà; TS. Trần Thị Loan; TS. Nguyễn Mạnh Cường.
- Khoa có 05 bộ môn:
+ Bộ môn Công nghệ hành chính: Quyền Trưởng Bộ môn: TS. Phạm Thị Hồng Thắm, Phó Trưởng Bộ môn: TS. Trịnh Thanh Hà và 16 giảng viên.
+ Bộ môn Văn bản hành chính: Trưởng Bộ môn: TS. Phạm Thị Ninh, Phó Trưởng Bộ môn: TS. Nguyễn Thanh Hương, TS. Nguyễn Thị Thanh Hương, Ths. Đỗ Thị Thu Huyền và 10 giảng viên.
+ Bộ môn Văn thư: Trưởng Bộ môn: TS. Trần Việt Hà, Phó Trưởng Bộ môn: TS. Tạ Thị Liễu và 04 giảng viên.
+ Bộ môn Lưu trữ: Phó Trưởng Bộ môn: Ths. Nguyễn Ngọc Linh và 05 giảng viên.
+ Bộ môn Quản trị văn phòng: Phó Trưởng Bộ môn: TS. Lâm Thu Hằng, Ths. Nguyễn Thị Thu Hường và 11 giảng viên.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU
Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng đảm nhận 78 môn học hệ đại học các ngành Lưu trữ học, chuyên ngành Văn thư – Lưu trữ, ngành Quản trị văn phòng và ngành quản lý nhà nước; Quản lý chuyên môn chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Lưu trữ học; 17 học phần chương trình thạc sĩ các ngành Quản lý công, Chính sách công, Quản lý kinh tế, Ngành Luật hiến pháp và luật hành chính; 7 chuyên đề chương trình bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên; 02 chuyên đề chương trình chuyên viên chính; 04 chuyên đề chương trình chuyên viên cao cấp; 05 chuyên đề thuộc các chương trình bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp phòng, cấp sở, cấp vụ.
Ngoài ra các giảng viên của Khoa còn tham gia giảng dạy nhiều chuyên đề của chương trình bồi dưỡng cho cán bộ của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; các lớp bồi dưỡng về phương pháp sư phạm cho giảng viên quản lý nhà nước các trường cán bộ quản lý các bộ, ngành và trường chính trị tỉnh, bồi dưỡng kỹ năng ngắn hạn cho các bộ, ngành, địa phương như: Kỹ năng, nghiệp vụ công tác văn phòng, văn thư, lưu trữ, soạn thảo văn bản; Kỹ năng giao tiếp, lễ tân hành chính; Kỹ năng xây dựng và phát triển văn hoá công sở; Kỹ năng tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính; Kỹ năng quan hệ công chúng; Nghiệp vụ thư ký lãnh đạo; Kỹ năng làm việc trong môi trường số…
Để thực hiện các chương trình đào tạo ngành Lưu trữ học và chuyên ngành Văn thư – Lưu trữ, ngành Quản trị văn phòng và chuyên ngành Thư ký văn phòng doanh nghiệp, Khoa đã từng bước hoàn thiện hệ thống giáo trình, tài liệu, tập bài giảng của hơn 60 học phần trong chương trình đào tạo đại học (ngành và chuyên ngành) và 23 học phần trong chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Lưu trữ học theo định hướng ứng dụng.
Để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, các giảng viên trong Khoa còn tích cực tham gia nghiên cứu khoa học dưới nhiều hình thức khác nhau: tham gia nghiên cứu đề tài cấp cơ sở, cấp bộ, cấp tỉnh, cấp quốc gia; biên soạn giáo trình, tài liệu, sách chuyên khảo, sách tham khảo; tham gia các cuộc hội thảo khoa học các cấp, toạ đàm khoa học; tham gia đóng góp ý kiến cho dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Nội vụ và các bộ, ngành; tổ chức sinh hoạt chuyên môn định kỳ hàng tháng; viết bài đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế.
Hàng năm, Khoa thường xuyên tổ chức cho giảng viên, sinh viên đi tham quan các địa điểm phục vụ cho việc học tập như các Trung tâm Lưu trữ quốc gia, Tòa nhà Quốc hội, các cơ quan Bộ, ngành, địa phương. Sinh viên Khoa tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, Đoàn, Hội do Đoàn trường và Nhà trường tổ chức và đã đạt nhiều thành tích cao.
Khoa luôn giữ vững truyền thống là một trong những Khoa chuyên môn có tính đặc thù của Học viện và đã có những đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp phát triển chung của Học viện.Với những nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ, giảng viên Khoa đã liên tục nhiều năm đạt danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến, Tập thể lao động xuất sắc, Bằng khen cấp Bộ, Bằng khen Thủ tưởng Chính phủ, Huân chương Lao động hạng Ba.
Cá nhân các cán bộ, giảng viên của Khoa hàng năm đều dạt danh hiệu Lao động tiên tiến. Nhiều giảng viên đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, cấp Bộ, Bằng khen cấp Bộ.
Thành tích tiêu biểu năm học 2022-2023: Tập thể lao động xuất sắc, Bằng khen của Bộ trưởng, Cờ thi đua cấp Bộ. Trong cuộc thi Tìm hiểu về Chuyển đổi số do Công đoàn Bộ Nội vụ tổ chức, giảng viên Khoa đã nhận được 04 giải (bao gồm 01 giải Nhất, 01 giải Nhì; 04 giải Khuyến khích ). 02 giảng viên Khoa được nhận danh hiệu ”Nhà giáo trẻ tiêu biểu cấp Trung ương lần thứ III, năm 2022”.
Một số hình ảnh của Khoa: