Đứng trước yêu cầu cấp bách về công tác đào tạo cán bộ, công chức hành chính nhà nước sau khi thống nhất đất nước, ngày 26/9/1981 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra Quyết định số 91/1981/QĐ – HĐBT về việc thành lập Trường Hành chính Trung ương (tách từ trường Hành chính và Kinh tế trung ương). Để thực hiện nhiệm vụ được giao, bộ máy trường Hành chính Trung ương được thiết lập các đơn vị chức năng và chuyên môn.
Tổ chức chuyên môn của trường gồm có ba khoa là:
+ Khoa Lý luận cơ sở;
+ Khoa Luật;
+ Khoa Quản lý Hành chính nhà nước.
Sau khi cả nước bước vào công cuộc đổi mới, Trường hành chính Trung ương thay đổi tên gọi và cơ cấu tổ chức cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước (Trường Hành chính Quốc gia năm 1990 và Học viện Hành chính Quốc gia năm 1992). Theo đó, khoa Quản lý Hành chính nhà nước được tổ chức lại đổi tên thành khoa khoa học hành chính sau khi tách một bộ phận thành Bộ môn Văn bản và công nghệ Hành chính và một bộ phận thành khoa Quản lý nhà nước về kinh tế theo Quyết định số 22/HCQG –TCCB ngày 18/3/1993 của Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia.
Trong khoảng 3 năm từ 1994 đến năm 1997, khoa khoa học Hành chính tập trung vào việc kiện toàn tổ chức bộ máy, phát triển nhân sự và hoàn thiện nội dung, chương trình đào tạo để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước. Từ năm 1998, khoa khoa học Hành chính được giao nhiệm vụ giảng dạy các chuyên đề bồi dưỡng chuyên viên, chuyên viên chính, đồng thời đảm nhận một số môn học đào tạo cử nhân hành chính, cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành quản lý công.
Khi chuyển từ Học viện Hành chính Quốc gia trực thuộc Chính phủ về Bộ Nội vụ theo Quyết định số 234/2003/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 13/11/2003 khoa khoa học hành chính đổi tên thành Khoa Hành chính học.
+ Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về quản lý nhà nước cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; bồi dưỡng các chức danh công chức hành chính các cấp, cán bộ, công chức dự bị, đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên theo sự phân công của Học viện.
+ Độc lập nghiên cứu và liên kết với các cơ quan, đơn vị, tổ chức ở trong, ngoài Học viện tiến hành nghiên cứu khoa học về quản lý hành chính công để phục vụ công tác giảng dạy và cung cấp những luận cứ khoa học cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoàn thiện nội dung, phương pháp lãnh đạo, điều hành hành chính.
+ Biên soạn giáo trình, tài liệu về hành chính công, chính sách công, quản lý công và các tài liệu có liên quan để phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và phổ biến kiến thức, kỹ năng về quản lý nhà nước.
+ Tổ chức các hội thảo, tọa đàm khoa học về hành chính và cải cách hành chính nhà nước.
+ Tổ chức các khóa bồi dưỡng chuyên đề liên quan đến quản lý hành chính công và chính sách công theo nhu cầu của cán bộ, công chức, viên chức ở địa phương, cơ quan, tổ chức.
+ Tổ bộ môn Khoa học Hành chính: gồm 13 cán bộ giảng viên có nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu chuyên sâu về khoa học hành chính như: hệ thống các học thuyết hành chính; khoa học quản lý; nội dung, phương pháp quản lý hành chính nhà nước; hành chính phát triển và hành chính so sánh; quản lý công; chiến lược phát triển khu vực công; quản lý sự thay đổi.
+ Tổ bộ môn Khoa học chính sách: gồm 7 cán bộ giảng viên có nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu chuyên sâu về khoa học chính sách như: lý thuyết về chính sách; hoạch định và thực thi chính sách; phân tích, đánh giá chính sách; quản lý sự thay đổi chính sách; quan hệ giữa chính sách công với các công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước.
+ Tổ bộ môn Khoa học Tâm lý quản lý gồm 7 cán bộ giảng viên có nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu chuyên sâu về khoa học tâm lý quản lý như: tâm lý học đại cương; tâm lý quản lý; tình huống trong quản lý nhà nước; ứng dụng tâm lý học trong lãnh đạo; điều hành hành chính nhà nước.
+ Tổ bộ môn Lịch sử Hành chính gồm 5 cán bộ giảng viên có nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu chuyên sâu về lịch sử phát triển nền hành chính Việt Nam và thế giới; thành quả các cuộc cải cách trong lịch sử hành chính Việt Nam và thế giới để đúc rút thành những bài học kinh nghiệm cho tiến trình cải cách nhằm nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả nền hành chính Việt Nam trong điều kiện hiện nay.
+ 02 Phó giáo sư
+ 06 Tiến sỹ
+ 31 Thạc sỹ, trong đó có 11 người đang làm NCS
+ 01 người đang học thạc sỹ
Ngoài ra Khoa còn thu hút nhiều giảng viên kiêm chức có trình độ cao và giàu kinh nghiệm thực tế ở trong và ngoài Học viện tham gia giảng dạy và hướng dẫn khoa học.
THÀNH TÍCH TIÊU BIỂU
+ GIẢNG DẠY
STT | NĂM | TỔNG SỐ GIỜ THỰC GIẢNG |
1. | 2008 | 6.790 |
2. | 2009 | 8.350 |
3. | 2010 | 11.300 |
4. | 2011 | 13.212 |
5. | 2012 | 13.518 |
+ ĐỀ TÀI KHOA HỌC
STT | TÊN ĐỀ TÀI | CẤP QUYẾT ĐỊNH | THỜI GIAN | KẾT QUẢ |
1 | Hành chính nhà nước trong xu hướng toàn cầu hóa | Cấp Bộ | 2003 | Khá |
2 | Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động quản lý nhà nước ở cơ quan cấp bộ nước ta | Cấp Bộ | 2004 | Khá |
3 | Nghiên cứu phối hợp xây dựng hệ thống các chuyên đề bồi dưỡng ngắn ngày về kiến thức và kỹ năng hành chính và quản lý nhà nước | Cấp Bộ | 2005 | Xuất sắc |
4 | Nghiên cứu tư tưởng hành chính học Việt Nam thời kỳ 1945-1975 | Cấp Bộ | 2007 | Xuất sắc |
5 | Hành chính học Việt Nam thời kỳ nửa phong kiến và Pháp thuộc | Cấp Bộ | 2007 | Khá |
6 | Nghiên cứu xây dựng khung chương trình đào tạo chính sách công và phát triển bậc đại học và sau đại học | Cấp Bộ | 2008 | Xuất sắc |
7 | Một số tâm lý ảnh hưởng đến cán bộ, công chức trong cơ quan tiếp dân | Cấp khoa | 2008 | Xuất sắc |
8 | Nghiên cứu mối quan hệ giữa nhà nước với các tổ chức xã hội trong phản biện chính sách công | Cấp Bộ | 2009 | Xuất sắc |
9 | Nghiên cứu cơ chế phối hợp quản lý nhà nước giữa cấp tỉnh, huyện, xã trong điều kiện không tổ chức Hội đồng nhân dân cấp quận, huyện và phường | Cấp Bộ | 2009 | Xuất sắc |
10 | Hệ thống hóa phương pháp phân tích chính sách công | Cấp cơ sở | 2010 | Xuất sắc |
11 | Mối quan hệ giữa xã hội dân sự với hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay | Cấp Bộ | 2010 | Xuất sắc |
12 | Quản trị địa phương – lý luận và thực tiễn Việt Nam | Cấp cơ sở | 2010 | Xuất sắc |
13 | Nghiên cứu xây dựng khung chương trình đào tạo Thạc sĩ chính sách công ở Học viện Hành chính | Đề tài nhánhcấp Bộ | 2010 | Đạt yêu cầu |
14 | Nghiên cứu xây dựng mô hình chính quyền đô thị Việt Nam | Cấp Bộ | 2011 | |
15 | Xây dựng khung chương trình đào tạo Tiến sĩ chính sách công | Cấp Bộ | 2011-2012 | |
16 | Tìm hiểu hệ thống đánh giá hiệu quả hoạt động cung ứng dịch vụ công của Chính phủ một số nước trên thế giới: Kinh nghiệm cho Việt Nam | Cấp khoa | 2012 | Đạt yêu cầu |
17 | Tìm hiểu phương pháp đánh giá chương trình, dự án thực thi chính sách công | Cấp khoa | 2012 | Đạt yêu cầu |
18 | Chính sách phát triển kinh tế triều Nguyễn (Từ 1802 – 1945) | Cấp khoa | 2012 | Đạt yêu cầu |
19 | Phong cách giao tiếp với dân của Chủ tịch UBND xã | Cấp khoa | 2012 | Đạt yêu cầu |
20 | Hợp tác công – tư và vận dụng vào cải cách khu vực công ở Việt Nam | Cấp cơ sở trọng điểm | 2012 | |
21 | Những nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận dịch vụ hành chính công của công dân và tổ chức ở nước ta | Cấp khoa | 2013 | Đang thực hiện |
22 | Các yếu tố tác động tới động lực làm việc của công chức cấp cơ sở trên địa bàn thành phố Hà nội | Cấp khoa | 2013 | Đang thực hiện |
23 | Nghiên cứu về chế độ công vụ ở Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử (từ thế kỷ XI cho đến nay) | Cấp khoa | 2013 | Đang thực hiện |
24 | Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện quá trình chính sách công ở Việt Nam | Cấp khoa | 2013 | Đang thực hiện |
25 | Những yếu tố ảnh hưởng đến quản trị địa phương Việt Nam hiện nay | Cấp cơ sở | 2013 | Đang thực hiện |
+ THI ĐUA KHEN THƯỞNG
NĂM HỌC | HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG |
2007-2008 | Tập thể lao động tiên tiến; Cờ đơn vị tiêu biểu xuất sắc |
2008-2009 | Tập thể lao động tiên tiến; Cờ đơn vị đạt danh hiệu thi đua tiêu biểu xuất sắc cấp Bộ; Cờ Chính phủ tặng đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua; Bằng khen Công đoàn đã có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua xây dựng cơ quan và tổ chức công đoàn vững mạnh; Giám đốc tặng bằng khen tập thể đã có thành tích trong hoạt động khoa học – công nghệ 5 năm (2005-2009) |
2009-2010 | Cờ đơn vị đạt danh hiệu thi đua tiêu biểu xuất sắc cấp Bộ; Giám đốc tặng bằng khen tập thể đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao từ năm 2003 đến nay |
2010-2011 | Tập thể lao động tiên tiến; Tập thể lao động xuất sắc; Giám đốc Học viện chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh tặng bằng khen tập thể đã có thành tích trong thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” |
2011-2012 | Chủ tịch nước tặng huân chương lao động hạng 3; Ban chấp hành Đảng bộ Học viện chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh tặng bằng khen chi bộ khoa Hành chính học đạt danh hiệu “Chi bộ vững mạnh tiêu biểu 3 năm liên tục” |
2012-2013 | Tập thể lao động tiên tiến; Tập thể lao động xuất sắc |